Những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà
Do không khí là thứ không phải mua nên ít khi chúng ta quan tâm đến nó. Kết quả là nhiều sản phẩm tưởng chừng vô hại đang gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà.
Khói thuốc lá
Thải ra môi trường là một hỗn hợp có hơn 4.000 chất ở dạng khí và hạt được phát thải. Nhiều chất trong số các hợp chất này gây kích ứng mạnh và có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác dụng gây ung thư ở người và động vật. Các hạt bụi trong khói thuốc lá cũng độc hại vì chúng có thể bị nuốt vào và có thể bị giữ lại trong phổi nhiều giờ sau khi ngưng hút thuốc.
Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt, mũi, và cổ họng, khói thuốc lá còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ở người không hút thuốc; tăng bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Phụ nữ không hút thuốc có rủi ro cao hơn về ung thư phổi nếu chồng họ hút thuốc.
Hợp chất hữu cơ bay hơi
Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau như vật liệu xây dựng, đồ đạc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu... Quần áo giặt khô có thể còn chứa dư lượng dung môi.
Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi có thể gây nghiện và dẫn đến làm suy nhược hệ thần kinh TƯ gây kích ứng cho mắt, mũi và họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi đo được trong nhà có khả năng gây ung thư cho người và động vật.
Formaldehyde
Là một khí cay không màu, phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép làm từ hạt nhựa urê kết dính trong các vật liệu xây dựng, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng gas, lò sưởi, những vật dụng trang trí nội thất như bông cách nhiệt, vải, thảm, và vật liệu trải sàn nhà; sản phẩm giấy và mỹ phẩm.
Formaldehyde nồng độ thấp trong không khí có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở. Cơ quan quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư.
Ô nhiễm có bản chất sinh học
Việc nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy lạnh, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, dịch vụ thông cống thoát nước… đến chậm hơn thời gian lịch hẹn, làm không sạch, có thể gây nên tình trạng ô nhiễm có bản chất sinh học từ vi khuẩn, nấm, virus và bụi.
Điều này gây ra những dị ứng, dẫn đến viêm phổi, viêm mũi, và bệnh hen suyễn, biểu hiện ở hắt hơi, chảy nước mắt, ho, khó thở, chóng mặt, hôn mê sốt và rối loạn tiêu hoá. Trẻ em, người có tuổi, và những người đã có vấn đề về hô hấp, dị ứng, và bệnh phổi đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Khí hiếm
Khí hiếm tự nhiên phát thải từ đất, đá hoặc từ các vật liệu xây dựng như bê tông làm từ đá granit… Phơi nhiễm lâu dài với khí hiếm có thể tăng rủi ro về ung thư phổi.
Theo ThS. Đỗ Hoàng Oanh
Sài Gòn tiếp thị