Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh

(Dân trí) - Khi bị các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng như tiểu đường, ung thư… người bệnh thường có nguy cơ suy dinh dưỡng bởi những quan niệm sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao cứ 3 người nhập viện thì có ít nhất 1 người bị suy dinh dưỡng.


Chăm sóc dinh dưỡng người bệnh tại BV Bạch Mai

Chăm sóc dinh dưỡng người bệnh tại BV Bạch Mai30% bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng

Bà Hồng Thu (49 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã gần như kiêng tất cả mọi chất đường, bột sau khi biết mình bị tiểu đường. Trong các thực phẩm giàu tinh bột, miến là món ăn duy nhất bà Thu dùng thay cho cơm, cháo, bún, phở, mỳ… Trong 6 tháng liên tục, thức ăn chủ yếu của bà là rau bởi bà nghĩ tiểu đường là do béo phì mà ra, nên ngoài việc không ăn tất cả các loại chất béo, ăn càng ít thịt, cá, tôm sẽ càng tốt cho quá trình giảm cân. Và quả thực bà đã giảm tới 10kg trong 6 tháng nhưng người rất yếu và mệt mỏi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhịn ăn, ăn ít hơn nhu cầu, “đoạn tuyệt” hoàn toàn với tinh bột, trái cây chín… là một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng này khiến cơ thể người bệnh thiếu dưỡng chất, thúc đẩy nhanh biến chứng của tiểu đường.

Bệnh nhân suy thận mãn cũng trong tình trạng tương tự do kiêng khem chất đạm thái quá, chỉ ăn chủ yếu chất bộ đường.

Đây cũng là 1 trong những lý do khiến cứ 3 bệnh nhân nhập viện thì có 1 người bị suy dinh dưỡng.

Cần dinh dưỡng đúng và đủ

Theo bác sĩ cao cấp Đinh Thị Kim Liên, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò cả dinh dưỡng đối với người bệnh. Ví như nghiên cứu của TS. Chu Mạnh Khoa, bệnh viện Việt Đức, trên 65 bệnh nhân bỏng nặng (diện tích bỏng từ 40% trở lên), trong đó 31 người nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá và 34 người nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Kết quả cho thấy giảm 4,3 lần tỉ lệ tử vong và 3,7 lần sốc nhiễm khuẩn.

Một nghiên cứu khác trên 33 bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức cho thấy nuôi qua xông sớm giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tăng miễn dịch, phụ hồi sức khoẻ tốt hơn.

Còn với các bệnh lý cần một chế độ ăn kiêng thích hợp để hạn chế sự tiến triển của bệnh như suy thận, tiểu đường… thì ăn đúng và đủ sẽ chiếm 50% sự thành công của việc làm sao ổn định đường huyết cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận.

Dinh dưỡng đường ăn uống thông thường
Dinh dưỡng đường ăn uống thông thường

Theo đó, chế độ ăn kiêng đặc hiệu cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là giảm glucid và tăng cường chất xơ với các bữa ăn rải đều trong ngày nhưng ăn gì như thế nào phải do bác sĩ tư vấn.

Bởi khi khám dinh dưỡng, bác sỹ sẽ cho người bệnh biết với chiều cao, cân nặng và bệnh lý thực tại, bệnh nhân cần ăn bao nhiêu gam gạo, rau, thịt, cá, trái cây, bao nhiêu ly sữa hay bao nhiêu lon Medifood Glutrol 1.5… mỗi ngày.

Dinh dưỡng đường xông tại khoa Nội tiết BV Bạch Mai

Dinh dưỡng đường xông tại khoa Nội tiết BV Bạch Mai

Với bệnh nhân đái tháo đường nặng, phải ăn qua ống xông, các bác sĩ càng phải tính toán lượng thực phẩm đưa vào và sẽ phối hợp giữa dạng súp do khoa Dinh dưỡng của bệnh viện chế biến với các thực phẩm có sẵn như Medifood RTH Glutrol 500.

Còn với bệnh nhân suy thận mãn, chế độ ăn càng phải nghiêm ngặt. Do đặc trưng của chế độ ăn kiêng trong suy thận mãn là giảm đạm và kali nên hàm lượng đạm và kali đưa vào cơ thể sẽ tính theo gam trên mỗi kilogam thể trọng nhưng lại tăng glucid (thực phẩm có thành phần tinh bột, đường) để thêm năng lượng.

Vì vậy bệnh nhân suy thận mãn nên đi khám dinh dưỡng để được tư vấn và cung cấp toa dinh dưỡng thích hợp với tình trạng bệnh lý thực tại của mình.

Và với những bệnh nhân khó ăn uống do vừa phẫu thuật, chấn thương, bỏng, ung thư… thì những thức ăn dạng lỏng có giá trị dinh dưỡng cao như sữa hay các sản phẩm dinh dưỡng nồng độ cao với hàm lượng cân bằng của 5 nhóm chất dinh dưỡng như sữa năng lượng cao, Medifood 1.5 sẽ giúp cung cấp năng lượng hiệu quả.

Hà Lan

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm