Những biểu hiện điển hình của cúm A/H1N1
(Dân trí) - Trước dịch A/H1N1 lan nhanh, nhiều người không có yếu tố dịch tễ liên quan (từ vùng dịch về, tiếp xúc với người có bệnh) nhưng do lo lắng nên cứ thấy sốt cao là đi khám. Nếu bác sĩ không xét nghiệm, cho về là có cảm giác không an tâm.
Vậy biểu hiện của cúm A/H1N1 như thế nào?
Những "khu vực" mà vi rút H1N1 tác động và biểu hiện điển hình khi phát bệnh
Cúm A/H1N1 dễ lây nhất trong 5 ngày đầu phát bệnh mặc dù ở một số người, hầu hết là trẻ em, thì nguy cơ lây nhiễm lên tới 10 ngày.
Khuyến cáo ngăn ngừa sự lây lan vi rút giữa người với người bao gồm các phương pháp kiểm soát các bệnh lây truyền:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước. Nếu có điều kiện nên sát trùng tay bằng cồn y tế, đặc biệt là sau khi từ các nơi công cộng về.
- Khả năng lây truyền bệnh cũng sẽ giảm nếu làm vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ đạc trong nhà bằng chất clo pha loãng. Bởi trong quá trình ho, hắt hơi, những giọt dịch chứa vi rút sẽ “đậu” lại trên bề mặt của bàn, ghế; điện thoại.
- Giữ khoảng cách cũng là một mẹo phòng cúm nên áp dụng. Tức là nên đứng cách xa với những người mà có thể bị nhiễm cúm và nếu đang làm việc ở nơi đông người thì tốt nhất nên xin nghỉ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho đồng nghiệp.
Ngăn ngừa lây nhiễm từ lợn sang người
Lợn có thể bị nhiễm cả chủng cúm ở gia cầm và chủng cúm ở người và trở thành vật chủ tạo ra chủng cúm mới.
Sự lây truyền từ lợn sang người được cho là bắt đầu từ những trang trại nuôi lợn, nơi người nông dân gần như sống chung với lợn.
Mặc dù chủng cúm A/H1N1 không thể lây trực tiếp từ lợn sang người nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với động vật ốm.
Tiêm vắc xin cho lợn sẽ giúp ngăn ngừa sự lây truyền bệnh tật.