1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những bệnh lạ được phát hiện trong thế kỷ 21

Một phần lý do khiến nhiều bệnh lý trở nên đáng sợ đó là các bác sĩ không thể xác định được chính xác các triệu chứng của bệnh và đặt cho nó một tên gọi phù hợp.

Một phần lý do khiến nhiều bệnh lý trở nên đáng sợ đó là các bác sĩ không thể xác định được chính xác các triệu chứng của bệnh và đặt cho nó một tên gọi phù hợp. Thế nhưng, trong thế kỷ 21, nhiều bệnh lý kỳ lạ đã được phát hiện và được gọi tên.

Hội chứng người sói

Hội chứng người sói (werewolf Synddrome) hay còn gọi là Hypertrichosis hoặc hội chứng Ambras. Đây là một loại bệnh lý về da khiến người bệnh có vẻ ngoài giống như sinh vật thần thoại người sói. Các triệu chứng của hội chứng Ambras bao gồm tăng trưởng nhiều lông, tóc trên cơ thể, nhất là ở vùng mặt và tai ngoại trừ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bệnh lý cũng có thể khiến người bệnh bị biến dạng khuôn mặt (khuôn mặt có hình tam giác, mũi hình củ hành và thiểu răng). Hội chứng này là một bệnh di truyền nên nếu một đứa trẻ có cha hoặc mẹ mắc thì trẻ có thể thừa hưởng nó.

Những bệnh lạ được phát hiện trong thế kỷ 21 - 1

Hội chứng người sói.

Bệnh râu mù

Bệnh râu mù (tên khoa học là Prosopagnosia). Những người bị mắc bệnh này gặp khó khăn trong việc nhận diện khuôn mặt, kể cả gương mặt quen thuộc của người thân. Có nhiều mức độ khác nhau của tình trạng này, nghiêm trọng nhất là người bệnh không thể phân biệt giữa một khuôn mặt và một đối tượng khác, thậm chí không thể nhận ra khuôn mặt của mình.

Hội chứng giấc ngủ dài

Giống như nàng công chúa rơi vào giấc ngủ vô tận, những người mắc chứng bệnh giấc ngủ dài không chỉ ngủ quá nhiều mà giấc ngủ còn kéo dài bất thường có thể kéo dài tới 20 giờ một ngày, thậm chí cả tuần. Theo Viện Nghiên cứu quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (NINDS) - Mỹ, các cơn ngủ kéo dài có thể xuất hiện các triệu chứng giống như cúm và khi họ đang tỉnh táo, người mắc hội chứng này có thể biểu hiện những hành vi kỳ lạ khác nhau, bao gồm cả ăn uống quá mức, bị ảo giác hoặc hành động trẻ con. Khoảng 70% những người có rối loạn này là nam giới vị thành niên (theo NINDS). Thuốc kích thích được sử dụng để điều trị hội chứng này và giúp biểu hiện bệnh giảm dần khi một người đạt đến tuổi trưởng thành.

Hội chứng bệnh bò điên (bệnh xốp não)

Người không thể mắc bệnh bò điên vì nó là một bệnh ảnh hưởng đến não và tủy sống của con bò. Nhưng nó được gọi là bệnh “bò điên” vì loại bệnh này có thể khiến con bò bị nhiễm bệnh hành động bạo lực và căng thẳng hơn so với bình thường. Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ; căn bệnh này được gọi là bệnh não xốp hoặc bệnh bò điên. Nhưng vào giữa những năm 1990, một bệnh mới được phát hiện có liên quan đến bò điên ở người, gọi là bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thể (vCJD). Giống như bệnh bò điên, vCJD là một rối loạn thoái hóa não gây tử vong. Sự khác nhau là bệnh Creutzfeldt-Jakob có thể được gây ra bởi một đột biến gene và có thể được di truyền qua các thế hệ. Ngoài ra, còn có thể do ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nhiễm bệnh từ việc tiếp xúc với mô hệ thống thần kinh trung ương của một con bò đã bị nhiễm bệnh bò điên.

Hội chứng cánh tay kỳ lạ (AHS)

Hội chứng AHS được đặc trưng bởi những hoạt động bất thường không thể kiểm soát của chân tay, thường là tay. Những người có rối loạn vận động này cũng có thể cảm thấy rằng cánh tay hoặc chân đang vận động không phải là một phần của cơ thể họ nữa.

Nguyên nhân thường gặp của AHS bao gồm đột quỵ, u não và bệnh thoái hóa thần kinh. Phương pháp điều trị có thể liên quan đến tiêm botox (tạm thời làm suy yếu cơ bắp) để giữ cánh tay không hoạt động ngoài ý muốn.

Những bệnh lạ được phát hiện trong thế kỷ 21 - 2

Hội chứng cánh tay kỳ lạ.

Hội chứng người đá

Còn gọi là hội chứng người hóa đá, đây là một rối loạn của các mô liên kết nơi dây chằng, gân hoặc cơ xương dần bị chuyển hóa thành xương. Những người mắc hội chứng người hóa đá (FOP) sẽ không thể di chuyển và có thể gặp khó khăn khi ăn và thở vì các khớp trong cơ thể họ giống như bị khóa tại chỗ.

Hội chứng người xác

Là một dạng rối loạn thần kinh được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1880 bởi bác sĩ thần kinh Jules Cotard. Nó liên quan đến một người tin rằng họ đã chết hoặc vô hồn hoặc các bộ phận cơ thể của họ đã bị mất. Bệnh thường thấy ở những bệnh nhân bị trầm cảm nặng.

Chứng hoại tử do vi khuẩn ăn thịt sống

Vi khuẩn ăn thịt sống lần đầu tiên được phát hiện ở các mô mềm gọi là fascia, bao quanh các cơ, mạch máu, dây thần kinh và chất béo. Nó cũng làm tổn hại mô gần fascia. Nhiều vi khuẩn khác nhau có thể gây ra loại nhiễm khuẩn này, trong đó nhóm A liên cầu khuẩn (Streptococcus) là nguyên nhân phổ biến nhất. Nhiễm khuẩn có thể lây lan nhanh và gây tử vong nhưng nếu phát hiện sớm, nó có thể được điều trị bằng kháng sinh và phẫu thuật.

Chứng hoại tử này rất hiếm gặp, đặc biệt là ở những người khỏe mạnh. Việc chăm sóc vết thương và tránh xa bồn tắm nước nóng, bể bơi và các vùng nước tự nhiên (như hồ, sông và biển) khi đang bị một vết thương hở hoặc nhiễm khuẩn là rất cần thiết để phòng tránh chứng hoại tử do vi khuẩn ăn thịt sống này.

Hội chứng Alice in wonderland Syndrome

Được đặt tên trong một bài báo năm 1955 của Canada - Medical Association Journal (CMAJ), hội chứng này thường gắn liền với những người có chứng đau nửa đầu và động kinh. Những người bệnh có thể có tầm nhìn méo mó hay nhận thức về các bộ phận của cơ thể họ lớn hơn nhiều hoặc nhỏ hơn so với thực tế.

Hội chứng này cũng có thể được gây ra bởi nhiễm virut hoặc hình thành do hậu quả của việc sử dụng ma túy.

Theo Minh Ngọc

Live Science, 2016

Sức khỏe & Đời sống