1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Ngộ độc” sau khi uống thuốc bổ

(Dân trí) - Cách đây 4 năm, Lynne Wallis (Anh) bắt đầu uống rất nhiều viên bổ sung glucosamine sau khi bị đau đồi gối sau 1 chấn thương thể thao và đã gặp những tác dụng phụ rất khó chịu. Dưới đây là chia sẻ của cô:

 

“Ngộ độc” sau khi uống thuốc bổ - 1

Đau đầu, tiêu chảy và suy giảm ham muốn là những tác dụng phụ thường gặp ở vitamin bổ sung
 

Cứ uống là đầy bụng, tiêu chảy

 

Glucosamine được làm từ vỏ của các động vật mà được tin là giúp cải thiện sức khỏe khớp - liệu pháp giúp đẩy nhanh việc sản xuất protein cần cho sự phát triển và duy trì sức khỏe sụn.

 

Mặc dù không có bằng chứng y học nào cho thấy hiệu quả thực sự của nó, nhưng bác sĩ nói rằng nó giúp tái tạo những tổn thương ở sụn và cải thiện sức mạnh của các khớp. Tôi không do dự và ngay lập tức bắt đầu uống theo liều khuyến nghị, 1.500mg ngày.

 

Không lâu sau đó, tôi nhận thấy tôi cần phải đi toilet thường xuyên, đôi khi nhiều hơn 5 lần/ngày. Bụng tôi không được thoải mái, hay đầy bụng, trướng bụng; còn phân thì đen và như hắc ín. Tôi tự nghĩ mình bị hội chứng ruột kích thích (IBS).

 

Bác sĩ kê thuốc giãn cơ ruột nhưng chúng không giúp được gì. Và rồi, đầu năm ngoái, tôi hết glucosamine và không phải uống bổ sung thêm. Đầu gối của tôi tốt hơn và tôi uống dầu cá, được cho là viên bổ sung kỳ diệu của khớp. Vài ngày sau, đường ruột của tôi trở lại bình thường.

 

Nhưng rồi tôi lại bị chấn thương khi chơi thể thao, tôi lại bắt đầu uống glucosamine. Và 1 tuần sau, hội chứng ruột kích thích lại quay trở lại. Tôi nghĩ rằng là có sự liên quan với loại thuốc tôi uống. Tôi tìm kiếm thông tin về glucosamine và phát hiện thấy các tác dụng phụ của nó là tiêu chảy và chuyển màu phân. Tôi ngừng uống và mọi thứ nhanh chóng trở lại bình thường.

 

Không vô hại như chúng ta tưởng

 

Doanh số từ những sản phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Khoảng 40% người Anh uống nó. Và thị trường rộng lớn này thu về 40 triệu bảng Anh mỗi năm.

 

Do các loại viên bổ sung thường được làm từ các hợp chất tự nhiên hay bắt chước khả năng tự sản xuất của cơ thể, nên nhiều người như tôi thường cho rằng chúng vô hại.

 

Nhưng chúng tôi đã lầm. Thực tế ngành công nghiệp sản xuất dạng bổ sung cho sức khỏe này không được kiểm soát kỹ lưỡng, điều này có nghĩa các nhà sản xuất không cần phải đưa ra danh sách những tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm hay không cần phải có các cuộc thử nghiệm về tính an toàn của nó.

 

Ngoài ra còn có 1 số trường hợp ngoại lệ. Đó là axit folic, được khuyến nghị là dành cho phụ nữ đang muốn thụ thai. Viên có hàm lượng 400mcg này được xếp vào nhóm thực phẩm. Nhưng nếu tăng liều lên thành 5mg (để điều trị thiếu máu và 1 số bệnh khác) thì nó trở thành thuốc và đòi hỏi phải có đơn kê của bác sĩ.

 

Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định

 

Việc uống viên bổ sung bừa bãi (uống cùng 1 số thuốc khác hay dùng thuốc quá liều) có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc. Chẳng hạn như glucosamine đã từng gây ra tử vong cho Norman Ferrie (64 tuổi) sống tại Anh vào năm 2004. Bệnh nhân này đã tử vong do suy gan cấp sau vài tuần uống viên bổ sung glucosamine. Ngoài ra, năm 2008, còn có 2 trường hợp bị phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi dùng viên bổ sung.

 

“Ngày càng nhiều người uống các thực phẩm bổ sung, vitamin bổ sung vì nghĩ rằng đó là những viên thuốc kỳ diệu mà giúp tạo ra sức khỏe. Trong khi đó, hầu hết không biết rằng glucosamine và 1 số thuốc bổ sung khác được cấp phép như 1 thực phẩm nhưng được bán như là thuốc”, BS John Dillon, bệnh viện Ninewells (Anh), cho biết.

 

“Mọi thứ chúng ta cần là 1 chế độ dinh dưỡng lành mạnh thay vì tốn kém cho các loại vitamin, vi chất bổ sung hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, uống chúng theo đơn kê của bác sĩ thì lại hoàn toàn cần thiết và không gây ra bất kỳ rủi ro cũng như tốn kém nào”, BS Dillon nhấn mạnh.

 

Nhân Hà

Theo DM