Nghiên cứu chứng minh cách thở thật chậm mang lại hạnh phúc

(Dân trí) - Tư thế xác chết với kỹ thuật thở thật chậm thường là bài tập thư giãn trong các buổi tập yoga hàng tuần. Và các nhà khoa học đã chứng minh được kỹ thuật này mang lại hạnh phúc, giảm stress ở cấp độ phân tử.


Trong khi các bài tập thở thật chậm, thật sâu đã được ứng dụng từ hàng trăm năm nay và còn được ứng dụng trong các tình huống nạn nhân hoảng loạn do bị tấn công, không ai biết cơ chế tác động của hơi thở với não bộ.

Trong khi các bài tập thở thật chậm, thật sâu đã được ứng dụng từ hàng trăm năm nay và còn được ứng dụng trong các tình huống nạn nhân hoảng loạn do bị tấn công, không ai biết cơ chế tác động của hơi thở với não bộ.

Một thử nghiệm trên chuột đã cho thấy con chuột cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi hơi thở của nó chậm lại.

Các nhà nghiên cứu ĐH Stanford đã phát hiện ra câu trả lời một cách tình cờ sau khi loại bỏ các nơ-ron điều khiển hơi thở trong não chuột.

Một vài ngày sau, họ nhận thấy những con vật này dù có hơi thở nhanh hơn nhưng cực kỳ bình tĩnh.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Kevin Yackle, một nhà nghiên cứu và giảng viên trường ĐH Stanford (Hoa Kỳ) cho biết: “Nếu bạn đặt chúng vào môi trường lạ, vốn thường kích thích bản năng đánh hơi và khám phá, chúng sẽ chỉ ngồi im tự chăm sóc bản thân”.

Các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 175 nơ-ron thần kinh được xem là chịu trách nhiệm về hơi thở ở người. Khi các nơ-ron thần kinh này bị xóa sạch, chuột sẽ thở nhanh hơn và ít hoạt động hơn. Các nhà khoa học tin rằng những nơ-ron này đã “báo động” các phần não khác vốn gây ra lo lắng và phiền muộn.

Khu vực này cũng chịu trách nhiệm đánh thức chúng ta khi ngủ và giữ cho chúng ta tỉnh táo nên theo các nhà khoa học, đây có thể là nguồn gốc giúp chúng ta bình tĩnh khi thực hiện thở thật chậm.

Hơi thở chuyển hóa

Nghiên cứu của ĐH Stanford về “hơi thở chuyển hóa” là một trong những xu hướng mới nhất của năm, được gọi là “yoga mới” với kỹ thuật thở chậm và sâu.

Nó được tuyên bố là sẽ tạo ra sự bình tĩnh, giảm huyết áp, suy nghĩ sáng suốt và duy trì cả thể chất và tâm trí tươi trẻ.

Các chuyên gia tin rằng hơi thở gấp gáp gửi tín hiệu đến não bộ rằng ai đó đang ở tình trạng sống còn, làm gia tăng căng thẳng cho chính họ.

Nguyên lý này cho thấy hơi thở gấp và nông sẽ gửi thông điệp đến não rằng chúng ta đang ở tình trạng sống còn hay nguy hiểm và mức độ hoóc-môn stress (cortisol và adrenaline) gia tăng sẽ dẫn đến cảm giác lo lắng mãn tính.

Nghiên cứu của Stanford đăng tải trên tạp chí Science, chỉ rõ: “Kiểm soát hơi thở, thở thật chậm đã được ứng dụng từ nhiều thế kỷ nhằm cải thiện sự bình tĩnh và được sử dụng trong lâm sàng để ngăn chặn tình trạng căng thẳng quá mức ở những vụ tấn công gây hoảng loạn.

Tương tư, việc thực hành hơi thở trong thiền định – một kỹ thuật thở cốt lõi trong hầu hết các loại yoga - sẽ giúp giảm nhanh tình trạng kích động.


175 nơ-ron thần kinh điều khiển hơi thở

175 nơ-ron thần kinh điều khiển hơi thở

TS Mark Krasnow, cho biết: “Nghiên cứu này rất thú vị bởi nó cung cấp sự hiểu biết về sự hoạt động ở cấp độ tế bào và phân tử. Nếu một thứ gì đó làm hơi thở bạn chậm lại hay nhanh lên, bạn sẽ biết ngay đó là sự hoạt động của 175 nơ ron thần kinh”.

Hiện các nhà khoa học đang hướng tới việc điều khiển khoảng cách giữa các hơi thở sau khi đã loại bỏ những nơ-ron thần kinh chỉ huy “tiếng hơi thở dài” vốn ảnh hưởng mạnh tới cảm xúc.

Nhân Hà