Nắng nóng kéo dài và mối nguy khi trẻ bị viêm đường hô hấp

Trường Thịnh

(Dân trí) - Có tới 60-70% bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám do các vấn đề liên quan tới hô hấp, trong đó nhiều trẻ bị các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Các bệnh lý hô hấp ở trẻ diễn biến khó lường

Viêm đường hô hấp là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể diễn ra quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa thời tiết thất thường hay khi nhiệt độ chênh lệch lớn giữa trong nhà có điều hòa và môi trường bên ngoài vào mùa nóng. 

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, một năm có thể bị trung bình 3-5 đợt viêm đường hô hấp, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Một số trường hợp có thể nặng lên thành viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… khiến trẻ phải nhập viện điều trị. 

PGS.TS Trần Thanh Tú, Giám đốc Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mắc viêm đường hô hấp chiếm tới 60-70% lý do bệnh nhi phải đi khám. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, tình hình dịch tễ của các mặt bệnh liên quan tới hô hấp có nhiều thay đổi, phát triển không theo quy luật. 

Nắng nóng kéo dài và mối nguy khi trẻ bị viêm đường hô hấp - 1
Thời tiết nắng nóng, số trẻ đến khám các vấn đề về đường hô hấp tăng lên tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: LiveSpo).

"Có những bệnh lý trước đây chỉ xảy ra vào các mùa nhất định, chẳng hạn cúm thường vào tháng 11-12 đến tháng 1, RSV phát triển chủ yếu vào tháng 9-10… Sau đại dịch, vào năm 2022 cũng như năm nay, chúng ta thấy virus Adeno và cúm giữa mùa hè. Ngoài ra, từ sau Tết tới nay, tình trạng trẻ viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae diễn ra rầm rộ ở Bệnh viện Nhi Trung ương và nhiều đơn vị điều trị khác", PGS.TS Trần Thanh Tú cho hay. 

Điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ - dễ mà khó

Theo PGS.TS Trần Thanh Tú, phác đồ điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị viêm do vi khuẩn - thường chiếm tỷ lệ nhỏ - có thể phải dùng kháng sinh, nhưng cần thận trọng để tránh dẫn tới tình trạng kháng thuốc phổ biến hiện nay. Trẻ viêm hô hấp do cúm A có thể sử dụng thuốc đặc trị như Tamiflu nhưng cần được bác sĩ hướng dẫn về cách và thời điểm dùng. Trẻ nhiễm cúm B thường phải điều trị bội nhiễm (có dùng kháng sinh) vì khả năng đồng nhiễm vi khuẩn rất cao.

Nắng nóng kéo dài và mối nguy khi trẻ bị viêm đường hô hấp - 2
Sau dịch Covid-19, nhiều mặt bệnh, nhất là về đường hô hấp, biến đổi khó lường (Ảnh: LiveSpo).

Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ là do nhiễm virus, trong đó hay gặp nhất là nhóm RSV. Với các trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể theo dõi và chăm sóc con tại nhà. Tuy nhiên, RSV thường làm tăng tiết dịch, khiến trẻ khò khè lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn đồng nhiễm phát triển, gây bội nhiễm khiến tình trạng của trẻ dễ trở nặng. Khi đó, bệnh nhi phải nhập viện và được điều trị các triệu chứng, giảm co thắt, giảm xuất tiết, và chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

Kết hợp dùng bào tử lợi khuẩn trong hỗ trợ cải thiện viêm đường hô hấp

Theo PGS.TS Trần Thanh Tú, trong quá trình điều trị bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ, việc làm thế nào để vệ sinh tốt và giải phóng đường thở rất quan trọng. 

Chẳng hạn, trong bệnh lý viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, nếu giảm được co thắt có thể hỗ trợ giảm tăng tiết và ngược lại, tình trạng co thắt càng nhiều thì càng dễ tăng tiết dịch, và cứ thế tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến bệnh kéo dài, dễ biến chứng… Tất cả các cách làm thông thoáng đường thở, ví dụ như xịt rửa mũi họng sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở, giảm ứ đọng dịch, hạn chế được khả năng bội nhiễm, giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. 

Nắng nóng kéo dài và mối nguy khi trẻ bị viêm đường hô hấp - 3
PGS.TS Trần Thanh Tú, Giám đốc Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: LiveSpo).

Giám đốc Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện nay, bên cạnh phác đồ điều trị thường quy, các bác sĩ còn kết hợp cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm probiotics (bào tử lợi khuẩn) dạng xịt mũi để tăng hiệu quả điều trị.

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, bào tử lợi khuẩn không chỉ giúp bắt giữ virus gây viêm đường hô hấp (1 bào tử Bacillus subtilis bắt giữ 8 virus cúm H5N1) mà còn cạnh tranh môi trường sống của hại khuẩn, sản sinh, tổng hợp các chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt hại khuẩn. Bào tử lợi khuẩn còn tạo màng sinh học giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc mũi. Theo nghiên cứu, việc dùng sản phẩm bào tử lợi khuẩn dạng xịt mũi có thể giúp giảm nồng độ RSV > 600 lần và cúm > 900 lần sau 2-3 ngày điều trị, rút ngắn thời gian lưu trú tại bệnh viện 1-2 ngày so với nhóm không sử dụng. 

Sản phẩm xịt mũi có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus hạn chế tác dụng phụ cho trẻ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… 

Hiện tại, BV Nhi Trung ương tiếp tục nghiên cứu, kết hợp trên nhóm bệnh nhân bị viêm hô hấp nặng do vi khuẩn, để đánh giá thêm tác dụng của bào tử lợi khuẩn dạng xịt mũi trong việc giảm khả năng đồng nhiễm hay bội nhiễm do vi khuẩn. 

Sử dụng sản phẩm bào tử lợi khuẩn dạng xịt mũi mang lại lợi ích khác biệt gì?

Hiện nay trên thị trường có nhiều nhóm sản phẩm giúp vệ sinh mũi, hỗ trợ cải thiện viêm đường hô hấp, mỗi loại có ưu, nhược điểm và chỉ định sử dụng khác nhau.

Các loại nước muối sinh lý (0,9%) có tính an toàn, giúp vệ sinh mũi họng nhưng trong một số trường hợp không có khả năng giảm viêm. 

Một số loại thuốc co mạch giúp trẻ giảm nghẹt mũi, sổ mũi nhưng trong một số trường hợp khó dùng kéo dài vì có thể gây tác dụng phụ khó lường. 

Theo Nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports thuộc hệ thống Nature vào 7/2022, việc dùng sản phẩm bào tử lợi khuẩn xịt mũi có thể góp phần làm giảm các bệnh viêm đường hô hấp cấp. Sản phẩm này ngoài giúp hỗ trợ làm sạch và giảm tắc nghẽn, còn tạo một môi trường kháng khuẩn trong mũi và hệ hô hấp, kích thích hệ miễn dịch cục bộ ở mũi. 

Nắng nóng kéo dài và mối nguy khi trẻ bị viêm đường hô hấp - 4
Kết quả nghiên cứu ban đầu của bào tử lợi khuẩn dạng xịt mũi được lựa chọn đăng tải trên tạp chí Nature Scientific Report

Trước đây, bào tử lợi khuẩn (probiotics) thường chỉ được biết đến với hiệu quả cho đường ruột. Do vậy, nghiên cứu ứng dụng bào tử lợi khuẩn dạng xịt mũi trong hỗ trợ điều trị viêm đường hô cấp của nhóm nhà khoa học, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng, giúp nhiều người tiếp cận phương pháp mới an toàn, có thể sử dụng lâu dài.

 "Hiện nay, bên cạnh các loại thuốc điều trị theo phác đồ được Bộ Y tế cho phép, các sản phẩm dùng ngoài hỗ trợ cho quá trình điều trị, chẳng hạn như sản phẩm chứa bào tử lợi khuẩn xịt mũi giúp thông thoáng đường thở, giảm bít tắc, từ đó giảm bội nhiễm, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí… thực sự có ý nghĩa với bệnh nhi và gia đình, bệnh viện…", PGS.TS Trần Thanh Tú nhấn mạnh. 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm