1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mẹ ơi, đừng “ăn một cho hai”!

Sinh non, nhẹ cân, trẻ kém thông minh… tất cả đều có thể bắt nguồn từ chuyện thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ. Vì thế một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho mẹ khỏe, bé có được sự phát triển tốt nhất là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Trong giai đoạn thai kỳ, nhiều mẹ thường ăn gấp đôi mức bình thường bởi suy nghĩ cần phải ăn thật nhiều để con sau này chào đời khỏe hơn, thông minh hơn. Nhưng mọi chuyện lại trở nên phản tác dụng. Mẹ thừa dinh dưỡng, dẫn tới thai nhi quá lớn. Hơn nữa, nó còn gây nên áp lực cho tim và phổi, dẫn đến hiện tượng khó sinh. Vậy mới nói, không phải cứ ăn nhiều là tốt, ăn nhiều là có thể “đúc thành” một thiên thần thông minh, nhanh nhẹn. Cho nên mẹ hãy ghi nhớ các quy tắc này nhé!

Bữa ăn khoa học

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều, hoặc vì nghén mà biếng ăn hay sợ tăng cân nên kiêng đủ thứ…

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần thiết kế chế độ ăn thật khoa học với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Khoảng cách giữa các bữa chính là từ 4-5 tiếng; khoảng cách giữa bữa chính với bữa phụ là từ 2-3 tiếng. Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung đủ nước (từ 2-2,5 lít/ngày) để giữ cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa một số triệu chứng thường gặp trong thai kỳ đặc biệt là táo bón.

Tăng cân hợp lý

Để đảm bảo lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đủ cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần ăn đủ 4 nhóm chất quan trọng chất đạm, chất bột đường, chất béo và vitmanin và khoáng chất. Và trong suốt thai kỳ, mẹ bầu biết cách kiểm soát cân nặng trong suốt 40 tuần thai. Mức cân nặng lý tưởng trong tam cá nguyệt thứ nhất là 1kg, tăng từ 4-5 kg trong tam cá nguyệt thứ hai và tăng từ 5-6 kg trong tam cá nguyệt thứ ba. Trong 3 tháng cuối, nếu tăng cân quá mức, khoảng 1 kg/ tuần, mẹ bầu cần được kiểm tra sức khoẻ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm độc thai nghén có phù nề và cao huyết áp. Mẹ bầu tăng quá 18 kg trong 40 tuần sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như khó sinh, tiểu đường, tim mạch… không có lợi cho mẹ và thai nhi.

Chú trọng dưỡng
chất tốt cho trí não thai nhi

Chú trọng dưỡng chất tốt cho trí não thai nhi

3 dưỡng chất cho sự phát triển trí não của thai nhi gồm Axít folíc, Choline và DHA, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy trí não của thai nhi phát triển toàn diện.

Cụ thể, Axít folíc đóng vai trò không thể thiếu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của trẻ. Các mẹ có thể bổ sung Axít folíc từ gan, trứng, rau xanh, men, đậu phộng, bột mì, trái cây, nước cam hoặc các loại hạt có vỏ cứng. Nhu cầu bổ sung Axít folíc mỗi ngày cho mẹ mang thai là 400-600 mcg/ngày.

Choline là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ phát triển trí não cho bé, giúp tổng hợp Acetylcholine, là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ và khả năng học hỏi sau này của trẻ, mẹ cần bổ sung 450mg/ngày từ thịt bò, thịt gà, bông cải…

Và DHA là “dưỡng chất của não bộ” vô cùng cần thiết cho thai nhi , đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của não, góp phần vào sự tăng trưởng và kết nối các tế bào thần kinh, giúp quá trình truyền dẫn thông tin được hiệu quả. Theo khuyến cáo của FAO/WHO, mẹ cần bổ sung 200mg DHA mỗi ngày để hỗ trợ bé phát triển trí não một cách hoàn thiện hơn. DHA có nhiều trong cá nước lạnh nhiều mỡ như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá loại hải sản có vỏ…

Chú trọng dưỡng
chất tốt cho trí não thai nhi

Với 2 ly Thực phẩm bổ sung Enfamama A+ mới mỗi ngày, mẹ có thể an tâm được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng gồm hàm lượng cao DHA 100mg, đầy đủ A-xít folic, Choline, và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như Canxi, Sắt, chất xơ… cho mẹ thời kỳ mang thai khỏe mạnh.

800x600