Giao lưu trực tuyến "Bùng phát sốt xuất huyết: Làm sao để ứng phó?"

(Dân trí) - Trong gần 2 tiếng giao lưu, hơn 30 câu hỏi của độc giả đã được PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương và BS Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) giải đáp cặn kẽ.

​Toàn bộ cuộc giao lưu đang diễn ra TẠI ĐÂY.


PGS.TS Nguyễn Văn Kính (thứ ba từ trái), Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương và BS Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) giao lưu online với độc giả Dân trí. Ảnh: Quý Đoàn

PGS.TS Nguyễn Văn Kính (thứ ba từ trái), Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương và BS Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) giao lưu online với độc giả Dân trí. Ảnh: Quý Đoàn

Hàng loạt bệnh viện lớn ở hai thành phố quá tải bệnh nhân SXH. Như tại Hà Nội, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) đã phải chuyển bệnh nhân truyền nhiễm sang cơ sở khác, dành trọn phòng bệnh cho bệnh nhân SXH; các bác sĩ làm tăng giờ, thêm phòng khám vẫn quá tải bệnh nhân SXH với hàng trăm ca đến khám mỗi ngày.

Ở TP Hồ Chí Minh, các bệnh viện cũng quá tải, đặc biệt là bệnh nhân nhi khiến TP phải tăng cường thêm 50 giường bệnh dành riêng cho bệnh nhi SXH.

Trong khi đó, số người mắc SXH tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Hà Nội trong tuần qua ghi nhận 2.305 trường hợp. Tích lũy từ đầu năm đến nay Hà Nội đã ghi nhận 8.982 trường hợp, 04 trường hợp tử vong, số mắc SXH tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia dịch tễ nhận định, dịch SXH diễn biến phức tạp, dự báo cuối năm 2017, đầu năm 2018 dự báo dịch SXH vẫn gia tăng do hiện đang bước vào mưa, cùng đó mùa nóng kéo dài nhuận 2 tháng 6 âm lịch cũng là nguyên nhân khiến dịch SXH gia tăng.

Trước diễn biến phức tạp của SXH, làm sao để bảo vệ bạn và gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh? Khi có dấu hiệu SXH ở nhà theo dõi hay đến viện? Chung tay đẩy lùi SXH bằng các biện pháp gì?

Giao lưu trực tuyến "Bùng phát sốt xuất huyết: Làm sao để ứng phó?"

Sức khoẻ