Giải pháp quan trọng cho người cao tuổi nằm liệt
Mục tiêu của việc chăm sóc vệ sinh bài tiết cho người già hạn chế vận động là giúp họ luôn cảm thấy thoải mái, sạch sẽ, để sống vui sống khỏe cùng con cháu.
Tuy vậy, cơ thể nặng cùng hệ xương khớp kém linh hoạt, cộng với việc mất kiểm soát tiêu tiểu, là các khó khăn khiến quá trình chăm sóc trở nên không dễ dàng, trừ khi con cháu thấu hiểu và nắm được những giải pháp hiệu quả trong chuyện vệ sinh cá nhân người bệnh.
Vấn đề chung của người già nằm liệt
Chăm sóc người già nằm liệt giường là trường hợp đặc biệt khi mọi sinh hoạt, ăn uống, tiêu tiểu của người già đều thực hiện tại chỗ. Việc phải nằm tại giường suốt thời gian dài khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, tinh thần suy giảm. Vì vậy, ngoài thuốc men và trị liệu, chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh bài tiết cũng là điều đáng lưu ý.
Theo đó, sẽ là tốt nhất cho người bệnh nếu được thay đổi thực đơn hàng ngày với các món ít cay và ít béo, lượng vừa đủ để gây cảm giác thèm ăn. Đồng thời, việc khuyến khích người già tự xúc ăn để dần tự chủ trong một số hoạt động sinh hoạt cá nhân cũng là cách hiệu quả giúp giải quyết bài toán tinh thần cho người bệnh.
Nằm lâu một chỗ dễ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như nhiễm trùng, loét, teo cơ, hăm bí vùng đóng tã...Trong đó, loét do tì đè là biến chứng thường gặp nhất ở những người già phải nằm tại giường lâu ngày khi vùng da bị phồng rộp tại các khu vực xương cụt. Nguyên nhân là do sự đè ép liên tục làm tổn thương các mô, lúc đó hệ thống collagen mao mạch và mạch bạch huyết sẽ làm bít tắc dòng máu và dịch kẽ, gây thiếu máu, đau, hoại tử và tạo mảng mục của mô.
Để chống loét, hãy lưu ý cơ thể người bệnh hàng ngày vì chỉ sau 2 - 3 ngày không xoay trở, vùng da tiếp xúc với mặt phẳng cứng rất dễ bị đỏ và có khả năng bị hăm loét. Hãy thay đổi tư thế nằm của người bệnh ít nhất hai giờ một lần. Các tư thế nên được thay đổi đa dạng như nằm nghiêng, hoặc nằm sấp để giảm sức ép lên khung xương của phần lưng. Ngồi cũng là tư thế phù hợp để thay đổi trọng lượng và sức ép nếu người bệnh có thể ngồi được. Bên cạnh đó, nguy cơ bị ẩm ướt da bởi các loại dịch tiết như mồ hôi, nước tiểu, phân cũng có dễ dẫn tới viêm loét.
Sử dụng tã giấy
Vì vậy, cần chú ý giữ cho da người bệnh sạch sẽ, khô ráo bằng cách vệ sinh cơ thể thường xuyên, lựa chọn loại tã dán thấm nhanh, khô thoáng và thay tã đều đặn sau 3-4 tiếng thay vì để lâu. Để dễ mặc và thay trong tư thế nằm, tã dán là sự lựa chọn phù hợp nhất cho người lớn tuổi hạn chế khả năng đi lại.
Thấu hiểu nỗi lo nóng bí khi dùng tã suốt ngày dài, tã dán Caryn siêu thấm cải tiến mới với thiết kế mỏng nhẹ hơn, nhờ đó, thoáng khí hơn mà vẫn siêu thấm hút nhờ tăng cường hạt siêu thấm. Ứng dụng công nghệ Nhật Bản với hệ Rãnh thấm siêu tốc kết hợp Vách chống trào kép, tã dán Caryn mang đến hiệu quả chống trào 4 chiều, giữ bề mặt tã luôn khô thoáng và không để lại vết hằn trên da người bệnh.
Sản phẩm này có hiển thị độ ẩm ướt trên màng đáy, giúp người chăm sóc dễ dàng nhận biết thời điểm nên thay miếng tã mới khi phần mực chỉ thị mờ dần đi. Bên cạnh đó, màng đáy thoáng khí Air-active và công thức kháng khuẩn – ngăn mùi từ Nhật Bản giúp hơi ẩm thoát ra ngoài dễ dàng, khắc phục cảm giác nóng bí, xóa tan lo lắng của người dùng về mùi hôi và vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm tại đây: www.caryn.com.vn.