Giải đáp về an toàn thực phẩm khi có sự cố phóng xạ

(Dân trí) - Một số rau quả, sữa và các mẫu thực phẩm nhiễm xạ tại Nhật đã gây ra những lo ngại về sự an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Dưới đây là giải đáp của IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) về vấn đề này.

  

Giải đáp về an toàn thực phẩm khi có sự cố phóng xạ - 1

Sữa và rau quả rất dễ nhiễm xạ (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

 
Các nước khác sẽ bị ảnh hưởng gì từ các báo cáo gần đây về phóng xạ trong thực phẩm ở Nhật Bản?

 

Các phát hiện cho thấy rằng một số loại thực phẩm sản xuất tại Nhật Bản có khả năng bị ô nhiễm bởi chất phóng xạ ở mức độ không phù hợp cho con người. Thực phẩm sản xuất và người tiêu dùng ở Nhật Bản là những người ngay lập tức bị ảnh hưởng nhất và đang được tư vấn bởi chính phủ của họ về các tác động của những phát hiện này.

 

Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy phóng xạ từ Fukushima Daiichi nhà máy điện hạt nhân đã bị ô nhiễm thực phẩm sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào khác.

 

Những tác động tiềm tàng đối với sức khỏe khi sử dụng sản phẩm nhiễm phóng xạ?

 

Ăn các loại thực phẩm nhiễm phóng xạ sẽ làm tăng lượng chất phóng xạ trong cơ thể và tác đống chính xác như thế nào phụ thuộc vào lượng phóng xạ tích tụ trong cơ thể.

 

Cho đến nay, theo các số liệu báo cáo, i-ốt phóng xạ là chất gây ô nhiễm chính và tập trung trong một số mẫu thực phẩm tại Nhật. I-ốt phóng xạ có chu kỳ bán rã là 8 ngày và phân hủy tự nhiên trong vòng vài tuần. Nếu ăn phải, nó có thể tích lũy trong cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp, tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp, đặc biệt ở trẻ em. Việc uống i-ốt ka-li là một cách ngăn chặn sự tích tụ của i-ốt phóng xạ tại tuyến giáp.

 

Ngoài ra là xe-zi phóng xạ cũng tìm thấy trong 1 số thực phẩm và nó thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khi ăn phải những thực phẩm này.

 

Có phải tất cả sản xuất thực phẩm ở Nhật Bản đều bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân?

 

Không, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng. Những thực phẩm đã được đóng gói hay chuyển đi trước khi sự cố xảy ra sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một số thực phẩm sản xuất tại các khu vực mà bị ảnh hưởng bởi sự cố này sẽ dễ bị ô nhiễm phóng xạ.

 

Điều này tác động gì đến thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm tại Nhật Bản?

 

Các tác động về thực phẩm và thực phẩm sản xuất tại Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào loại chất phóng xạ và lượng phóng xạ phát ra hoặc vùng thực phẩm được sản xuất hoặc thu hoạch.

 

Mặc dù phóng xạ i-ốt trong thực phẩm rất đáng lo ngại nhưng chu kỳ tồn tại của chúng tương đối ngắn và sẽ tự nhiên phân rã hết sau khi chu kỳ hoạt động của nó kết thúc.

 

Phóng xạ xe-zi cũng đã được phát hiện trong thực phẩm. Trái ngược với i-ốt phóng xạ, xe-zi phóng xạ có thể tồn tại trong môi trường nhiều năm, nhiễm vào thực phẩm, lượng thực và là mối đe dọa cho sức khỏe con người.

 

Thực phẩm nhiễm phóng xạ như thế nào?

 

Chất phóng xạ rơi xuống từ không khí hoặc nước mưa, tuyết sẽ thẩm thấu qua bề mặt các loại rau quả, hay phủ lên thức ăn chăn nuôi.

 

Ngoài ra, theo thời gian, phóng xạ sẽ theo dưỡng chất nuôi cây, con vật để xâm nhập vào cơ thể.

 

Các chất phóng xạ cũng có thể len ​​lỏi vào các con sông, hồ và biển nơi mà cá và hải sản có thể “hít” phải các chất này.

 

Các chất phóng xạ không thể làm ô nhiễm thực phẩm đã được đóng gói bằng giấy, nhựa….

 

Tại sao thực phẩm bị ảnh hưởng phóng xạ ngay cả khi ở ngoài khu vực nguy hiểm?

 

Thực phẩm nhiễm xạ có thể xảy ra thông qua sự hấp thu dưỡng chất từ đất của cây trồng, thức ăn chăn nuôi ngay cả khi mức độ ô nhiễm phóng xạ không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người.

 

Có quy định cho phóng xạ trong thực phẩm cho thương mại quốc tế?

 

Đã có 1 sự thống nhất quốc tế về mức độ phóng xạ trong các thực phẩm thương mại khi xảy ra các thảm họa hạt nhân. Tiêu chuẩn này viết tắt là GLs do FAO và WHO công bố.

 

Những thực phẩm có mức độ phóng xạ thấp dưới tiêu chuẩn GLs là an toàn đối với người sử dụng. Khi mức GLs cao hơn tiêu chuẩn, chính phủ các quốc gia có quyền hủy bỏ hoặc không cho phép thực phẩm này vào lãnh thổ nước mình.

 

Nhân Hà

Theo IAEA