DMagazine

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả "vũ khí" dần vô hiệu

(Dân trí) - Có những loại vi khuẩn kháng thuốc có thể tước đi tất cả "vũ khí" mà người thầy thuốc có trong tay, khiến họ phải bất lực nhìn những kẻ thù tí hon này cướp đi tính mạng của bệnh nhân.

ĐỐI MẶT VI KHUẨN KHÁNG THUỐC: BÁC SĨ ĐAU ĐẦU VÌ TẤT CẢ "VŨ KHÍ" DẦN VÔ HIỆU

Có những loại vi khuẩn kháng thuốc có thể tước đi tất cả "vũ khí" mà người thầy thuốc có trong tay, khiến họ phải bất lực nhìn những kẻ thù tí hon này cướp đi tính mạng của bệnh nhân.

Kẻ thù đáng gờm mang tên "Vi khuẩn kháng thuốc"

Nam thanh niên N.C.H, 24 tuổi, sống tại Bắc Giang được đưa vào một bệnh viện ngoại tại Hà Nội trong tình trạng đa chấn thương. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật can thiệp vào lồng ngực, cột sống, bụng. Sau 35 ngày điều trị, bệnh nhân được chuyển xuống bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, khi các chấn thương cũ dần hồi phục, người này lại phải đối mặt với một mối nguy hiểm mới vi khuẩn đa kháng thuốc.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 1

BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) thăm khám cho một bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực

"Hiện tại anh ta bị nhiễm cùng lúc 3 loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Phổi, xương, đường tiết niệu và nhiều vị trí khác đều đã bị nhiễm trùng", BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) chia sẻ về trường hợp của H.

H. được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa mới hôm trước. Hiện tại, H. nằm bất động trên giường bệnh, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào một loạt các loại máy móc y tế đặt xung quanh.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 2

Sự sống của bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào một loạt các loại máy móc y tế đặt xung quanh

Theo BS Khiêm, nếu chỉ bị nhiễm loại vi khuẩn thông thường, tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân có thể được chữa khỏi chỉ trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, vì bị tấn công bởi vi khuẩn kháng thuốc, việc điều trị trở nên rất khó khăn. Bác sĩ phải sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh cao cấp, với liều cao. Chỉ tính riêng chi phí kháng sinh cho H. mỗi ngày cũng hơn 10 triệu đồng, nhưng hy vọng vẫn rất mong manh.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả "vũ khí" dần vô hiệu

Trong số 18 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, có đến 6 bệnh nhân nguy kịch vì vi khuẩn kháng thuốc như nam thanh niên 24 tuổi này.

Y học đang "hụt hơi" trong cuộc đua với vi khuẩn

Nếu ví vi khuẩn là kẻ thù mà các bác sĩ phải đánh bại để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân, thì kháng sinh chính là thứ vũ khí quan trọng nhất.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 3

Năm 1942, penicillin - loại kháng sinh đầu tiên - được đưa vào sử dụng đã giúp cho hàng vạn người tránh khỏi cái chết.

Trước khi có kháng sinh, con người có thể tử vong vì nhiễm trùng do một vết thương nhỏ. Năm 1942, penicillin - loại kháng sinh đầu tiên - được đưa vào sử dụng đã giải quyết vấn đề này và giúp cho hàng vạn người tránh khỏi cái chết.

Tuy nhiên, nếu con người có sức mạnh từ khoa học thì vi khuẩn lại sở hữu khả năng tiến hóa để thích nghi đáng kinh ngạc.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 4
Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 5
Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 6
Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 7

Một thời gian sau khi penicillin ra đời, đã xuất hiện các loại vi khuẩn có khả năng đề kháng và không còn bị tiêu diệt bởi penicillin, điều này buộc chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu các dòng, thế hệ kháng sinh tiếp theo để chống lại các vi khuẩn kháng thuốc.

Từ đó đến nay, con người và vi khuẩn đã bước vào một cuộc đua không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, theo BS Khiêm, đến nay chúng ta đang hụt hơi trong cuộc đua này.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 8

Theo BS Khiêm, đến nay con người đang hụt hơi trong cuộc đua với vi khuẩn

BS Khiêm chia sẻ: "Giới khoa học gần như đã nghiên cứu hết các cơ chế để tiêu diệt vi khuẩn, các ý tưởng cũng đã cạn kiệt. Trong 20 năm trở lại đây, trên thế giới có rất ít loại kháng sinh được ra đời. Trong khi đó, vi khuẩn lại vẫn liên tục tiến hóa. Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ngày càng nhiều và khả năng kháng thuốc ngày càng tăng".

Khi bác sĩ bị tước bỏ vũ khí trước kẻ thù

"Bị tước bỏ những thứ vũ khí mà mình có khi ra trận", đó là cách BS Khiêm mô tả cuộc chiến của các blouse trắng với vi khuẩn kháng thuốc.

Theo chuyên gia này, đối mặt với vi khuẩn kháng thuốc, lựa chọn kháng sinh để điều trị sẽ trở nên rất ít, và đôi khi đó là những quyết định mang tính đánh đổi.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 9

Vi khuẩn đa kháng thuốc Acinetobacter baumannii, được xem là nỗi sợ của các bác sĩ hồi sức và là một trong những căn nguyên của hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện

Anh nêu dẫn chứng, colistin là một loại kháng sinh bị cấm sử dụng trên người từ những năm 70 của thế kỷ trước, vì có thể gây độc tính cho thận. Tuy nhiên, cách đây khoảng hơn 10 năm, các bác sĩ buộc phải đưa colistin vào điều trị, bởi nó gần như là loại kháng sinh duy nhất có thể ức chế vi khuẩn đa kháng thuốc Acinetobacter baumannii, được xem là nỗi sợ của các bác sĩ hồi sức. Vi khuẩn này cũng là căn nguyên của hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện.

"Việc sử dụng kháng sinh colistin có thể khiến thận của bệnh nhân bị tổn thương, thậm chí là đối mặt với bệnh mạn tính phải chạy thận nhân tạo suốt đời. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các bác sĩ chỉ có 2 lựa chọn: Nguy cơ tổn thương thận hoặc bệnh nhân sẽ chết", BS Khiêm phân tích.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, đây vẫn chưa phải là kịch bản xấu nhất khi các bác sĩ phải đối mặt với vi khuẩn kháng thuốc.

Bất lực nhìn vi khuẩn cướp đi sự sống của bệnh nhân

Làm việc tại bệnh viện tuyến cuối trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, BS Khiêm cùng đồng nghiệp thường xuyên tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 10

Bằng cách nuôi cấy mẫu bệnh phẩm, các bác sĩ có thể định danh loại vi khuẩn mà bệnh nhân bị nhiễm

Chuyên gia này nhớ lại một trường hợp bị nhiễm trùng sau khi mổ can thiệp chấn thương sọ não ở một bệnh viện tuyến tỉnh chuyển lên. Nhìn kết quả làm kháng sinh đồ của bệnh nhân khiến bác sĩ trẻ này và các đồng nghiệp phải ái ngại: Vi khuẩn gây bệnh kháng với tất cả các loại kháng sinh hiện có.

BS Khiêm kể: "Cuộc chiến với vi khuẩn toàn kháng cũng giống như tay không bắt giặc. Trong tình huống này chúng tôi buộc phải tìm cách xoay sở. Tăng hiệu quả của các loại kháng sinh sẵn có, có thể là bằng cách tăng liều. Bên cạnh đó, hỗ trợ tối đa cho sự sống của bệnh nhân, để hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể tạo nên điều kỳ diệu. Tuy nhiên, xác suất chữa khỏi là rất thấp".

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 11

Với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn toàn kháng, nhiều trường hợp các bác sĩ phải bất lực nhìn vi khuẩn cướp đi sự sống của bệnh nhân

Trong câu chuyện này, phép màu đã không xảy ra, dù cố gắng nhưng các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đành bất lực nhìn vi khuẩn toàn kháng cướp đi sự sống của bệnh nhân.

Đáng nói, theo BS Khiêm, trước đây mỗi năm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gặp một vài ca bệnh nhiễm vi khuẩn toàn kháng nhưng gần đây tần suất ngày một nhiều lên.

"Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc nếu đã bị nhiễm trùng máu, sốc, suy đa cơ quan thì tỷ lệ sống chỉ dưới 50%. Trong trường hợp không khống chế được, thời gian sống của bệnh nhân khó vượt quá 2 tuần. Thậm chí, với trường hợp đã bị sốc nhiễm khuẩn, dù có can thiệp tối đa về hồi sức, thời gian này thường chỉ là 2 ngày", BS Khiêm trăn trở.

Mua kháng sinh dễ như mua rau: Thực trạng báo động tại Việt Nam

Theo TS.BS Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch và Tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong những năm qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê thấy rằng, tình hình kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình dương, trong đó có Việt Nam.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 12

TS.BS Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch và Tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, theo BS Điền, chính thói quen sử dụng kháng sinh "vô tội vạ" của người Việt đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này.

Có một thực trạng chung là khi bị mắc bệnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc mua kháng sinh, thay vì đến bác sĩ để được thăm khám và tìm hiểu rõ căn nguyên gây bệnh. Đơn cử như với viêm họng, có đến 90% trường hợp mắc bệnh là do virus gây ra. Trong khi đó, kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn và vô hiệu trước căn nguyên này. Tuy nhiên, hầu như ai bị viêm họng cũng sẽ mua kháng sinh về tự điều trị.

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 13

Có một thực trạng chung là khi bị mắc bệnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc mua kháng sinh, thay vì đến bác sĩ để được thăm khám và tìm hiểu rõ căn nguyên gây bệnh

"Ở Việt Nam, việc mua kháng sinh dễ dàng như mua một mớ rau ngoài chợ. Người dân có thể đến bất kỳ hiệu thuốc nào để mua kháng sinh về dùng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Trong khi đó, việc làm này ở các nước tiên tiến bị phạt rất nặng", BS Điền phân tích.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh không chỉ trong lĩnh vực y tế, ngay cả trong chăn nuôi. Việc dùng  kháng sinh để phòng, trị bệnh cho các loại gia súc, gia cầm của người nông dân rất ít được kiểm soát và hướng dẫn, mà chủ yếu theo "cảm tính", "nhà này chỉ nhà kia"…

Đối mặt vi khuẩn kháng thuốc: Bác sĩ đau đầu vì tất cả vũ khí dần vô hiệu - 14

"Khi vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với kháng sinh. Áp lực chọn lọc tự nhiên sẽ chọn ra những quần thể vi khuẩn kháng được thuốc tồn tại và phát triển", BS Điền cho hay

Nhấn mạnh về những khó khăn trong việc chống lại vi khuẩn kháng thuốc, chuyên gia này nói: "Để phát minh ra một loại kháng sinh, nhanh nhất cũng phải 5 năm. Một số trường hợp mất đến 10-15 năm. Tuy nhiên, khi kháng sinh ra đời thì vi khuẩn cũng sẽ rất nhanh chóng đề kháng được. Do đó, trong cuộc đua này, chúng ta thường luôn là người đi sau".