Đi tìm phương trình hạnh phúc
(Dân trí) - Bạn có biết điều gì khiến mình vui vẻ? Có lẽ bạn nghĩ đó là một kỳ nghỉ, một chương trình khuyến mãi hoặc một chiếc xe mới. Hoặc đó là một đêm bên người yêu, một cuốn sách hay hoặc thời gian bên chú chó cưng.
Phương trình hạnh phúc
Trong thực tế, hạnh phúc không nằm ở những điều trên. Tuy nhiên , các nhà nghiên cứu tin rằng điều khiến ta hạnh phúc có thể được tóm tắt bằng phương trình hoàn toàn bình thường dưới đây:
Trong phương trình cập nhật để dự đoán hạnh phúc này, t là số thử nghiệm, w0 là một hằng số đo ảnh hưởng của các loại sự kiện khác nhau, 0? ? ? 1 là hệ số quên khiến các sự kiện trong các thử nghiệm gần đây có ảnh hưởng lớn hơn so với các sự kiện trong những thử nghiệm trước. CRj là phần thưởng nếu được chọn thay vì đánh bạc về thử nghiệm j, EVj là phần thưởng trung bình cho canh bạc nếu được chọn trong thử nghiệm j, và RPEj là RPE (sai số dự báo tăng cường) trong thử nghiệm j dựa trên lựa chọn đánh bạc. RPE bằng phần thưởng nhận được trừ đi những kỳ vọng trong thử nghiệm EVj.
Nếu CR được chọn, thì EVj = 0 và RPEj = 0; nếu canh bạc được chọn, thì CRJ = 0.
Các biến trong phương trình là lượng dopamin điều hòa thần kinh trong những nghiên cứu khoa học thần kinh trước đây. Số hạng w4 liên quan đến sự bất bình đẳng có lợi (cảm giác tội lỗi) khi phần thưởng nhận được của đối tượng Rj vượt quá phần thưởng nhận được của người chơi Oj khác, và w5 liên quan đến sự bất bình đẳng bất lợi (ghen tị) khi Oj vượt Rj.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học College London ban đầu phát hiện ra công thức này vào năm 2014 và mới đây đã cập nhật nó dựa trên dữ liệu mới thu thập từ cái gọi là "sự bất bình đẳng trong một thời điểm”.
"Sự bất bình đẳng làm giảm hạnh phúc, cả khi người ta nhận được nhiều hơn lẫn khi nhận được ít hơn những người khác xung quanh họ", Robb Rutledge, một nhà nghiên cứu tại Đại học College London, nói với tờ The Huffington Post.
Nói cách khác, chúng ta hạnh phúc hơn khi có chung hoàn cảnh với những người khác. Nhưng nếu người bên cạnh chúng ta giàu hơn hoặc kém chúng ta, thì chúng ta sẽ không vui vẻ. Phản ứng này sau đó có thể khiến chúng ta rộng rãi ít hay nhiều với người khác hơn.
Nó xảy ra như thế nào?
Để đi tới kết luận của mình, các nhà nghiên cứu đã cho 47 người không quen biết nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ theo từng cặp đôi, được gọi là các đối tác xã hội.
Trong lần phân công đầu tiên, các đối tượng được yêu cầu xác định xem họ sẽ chia một khoản tiền nhỏ cho một người vừa mới gặp như thế nào. Nhiệm vụ tiếp theo, đối tượng sẽ đánh bạc với số tiền và được cho biết kết quả của người kia trong cùng canh bạc đó. Sau đó họ được hỏi có muốn chia tiền như đã làm trong nhiệm vụ đầu tiên hay không. Xuyên suốt quá trình này, các nhà nghiên cứu kiểm tra và hỏi các đối tượng xem họ cảm thấy hạnh phúc như thế nào.
Nhìn chung, mọi người ít thấy hạnh phúc khi họ thắng canh bạc còn “đối tác” của họ bị thua. Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân có thể là do cảm giác tội lỗi. Tương tự, khi đối tượng thua bạc còn đối tác của họ thắng, họ cũng ít hạnh phúc. Điều này là có thể là do sự ghen tị.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi cảm thấy tội lỗi, người tham gia dễ cho đi một nửa số tiền mà họ có. Còn những người khư khư giữ tiền cho mình nhiều khả năng đang cảm thấy ghen tị. Như vậy sự bất bình đẳng làm giảm hạnh phúc.
Sau đó các tác giả đã đưa những hệ số này vào phương trình hạnh phúc 2014 để cập nhật công thức.
"Đây là lần đầu tiên phát hiện ra sự hào phóng được thấy là có liên quan trực tiếp với sự bất bình", các tác giả nêu rõ.
Trong khi đó, phương trình ban đầu chỉ thuần túy gợi ý rằng hạnh phúc trong một thời điểm phụ thuộc vào kỳ vọng của chúng ta. Nghĩa là, không phải bạn làm tốt ở thời điểm hiện tại, mà là liệu bạn có đang làm tốt hơn mong đợi hay không. Nhưng nhóm nghiên cứu của Rutledge đã phát hiện ra rằng đó chỉ là một mảnh của câu đố.
"Rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta, và với những phương trình này, chúng ta đang bắt đầu tìm ra một vài biến số quan trọng bao gồm phần thưởng, kỳ vọng và những gì xảy ra với người khác”, ông nói.
Tất nhiên, không có sự chính xác (hoặc trong trường hợp này là phương trình) khi nói đến một thứ nhất thời như là hạnh phúc.
Mẫu của nhóm nghiên cứu khá nhỏ nên không thể rút ra kết luận chắc chắn. Rutledge cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để tìm ra ứng dụng thực tế về cách mọi người cảm nhận về sự bất bình đẳng.
"Trong thí nghiệm của chúng tôi, tất cả các đối tượng đều bắt đầu với số tiền như nhau và họ có thể có được kết quả bình đẳng hay không", ông nói. "Trong thế giới thực, vốn đã tồn tại nhiều sự bất bình đẳng, và chúng ta chưa biết chính xác nó ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc như thế nào".
Và theo các nhà nghiên cứu, việc phát triển công thức sẽ giúp mọi người tìm ra những nguồn vui chính - và điều đó có thể đóng một vai trò lớn trong việc điều hòa tâm trạng và sự tự nhận thức.
"Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ cho phép chúng ta giúp đỡ những người bị trầm cảm, đồng thời cho phép chúng ta hiểu thêm về bản thân mình", Robb nói.
Vì vậy, trong khi chờ kết luận cuối cùng, có lẽ chúng ta đều đang có sự may mắn như nhau.
Cẩm Tú
Theo Huffingtonpost