Có thực tôi bị tăng động giảm chú ý?

(Dân trí) - Bác sĩ vừa chẩn đoán tôi mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) nhưng tôi thấy mình không có bệnh. Tôi có thể bị phân tâm trong khi làm việc nhưng mọi người cũng có lúc như vậy. Xin hỏi chứng phân tâm thông thường khác với ADHD như thế nào?

Trả lời:

 

Tôi xin đi thẳng vào câu hỏi của bạn: Chứng phân tâm rất khác với chứng tăng động giảm chú ý ở cấp độ. Đó là ở những người trưởng thành bị tăng động giảm chú ý, họ có xu hướng phải đấu tranh với nhiều biểu hiện của phân tâm hơn như sự chậm chạp mãn tính, khả năng kiểm soát kém, dễ bị kích thích và tâm trạng thất thường.

 

Mấu chốt của chứng tăng động giảm chú ý, như các rối loạn tâm thần, là các biểu hiện mà gây ra lo âu và hoặc làm gián đoạn khả năng của một người. Lưu ý rằng hai điều này không cần phải hoàn toàn trùng nhau. Trong một số bệnh tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, chúng luôn xảy ra.

 

Theo định nghĩa, trầm cảm là một trạng thái đau khổ và sự đua khổ đó dẫn tới những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng với các bệnh khác, chẳng hạn như ADHD ở người lớn, sự khổ sở và lo lắng có thể được kết nối ở bề ngoài.

 

ADHD cũng là một trong những bệnh mà gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Nhiều người sống cùng với những người bị ADHD nhận thấy rằng người bệnh rất vô tổ chức, thường xuyên đánh mất các thứ, thường “tách ra” trừ khi họ siêu tập trung vào một việc cực kỳ hấp dẫn họ, thường xuyên thất hẹn và luôn đặt câu hỏi “không hiểu họ thế nào”. Từ cha mẹ, vợ/chồng đến bạn bè đều luôn trong tình trạng thất vọng đối với việc làm, hành động của họ.

 

 Tất nhiên, tôi không biết bất cứ điều gì về bạn ngoài những thông tin bạn cung cấp nhưng chẩn đoán ADHD có nghĩa rằng ai đó khác ngoài bạn nghĩ rằng chứng đãng tgrí của bạn nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị.

 

Tôi không thể đưa ra một đánh giá chính xác nhưng tôi có thể nói rằng những người bị ADHD thường không nhận ra được biểu hiện thực sự của mình và vì thế các ý kiến của những người hiểu biết luôn rất có giá trị.

 

Nhân Hà

Theo CN