Có nên đưa trẻ nghịch ngợm quá mức đi khám tâm lý?

Môi trường ô nhiễm, cha mẹ quá bận rộn đã khiến bệnh tăng động giảm chú ý ngày càng nhiều. Tuy nhiên, điều đáng nói, khi thấy con quá nghịch ngợm, nhiều phụ huynh lại không nghĩ con mình mắc bệnh dẫn đến việc điều trị thêm khó khăn cho bác sĩ, tốn kém cho gia đình.

Tỉnh táo nhận diện nguy cơ

Trên thực tế, có những phụ huynh tỏ ra tự hào vì con mình thông minh khi quá nghịch ngợm, chẳng lúc nào chịu ngồi yên nhưng ngược lại cũng có phụ huynh thấy lo lắng khi con mình hay nghịch dại, thường xuyên bị cô giáo phê bình vì mải chơi, không tập trung học tập.

Chị Thanh Tâm (Cầu Giấy, Hà Nội) đi đâu cũng “khoe” cậu con trai Minh Quang nghịch ngợm “có 1 không 2” của mình. Ở nhà không khi nào là cháu chịu ngồi yên; leo trèo, chạy nhảy đủ kiểu; ăn chưa xong, xem chưa hết là đã chạy vù vù trong nhà. Chị Tâm mừng vì tin rằng vận động giúp con phát triển các kỹ năng, đồng thời giúp hạn chế việc xem tivi như nhiều trẻ khác.

Đến khi con đi học mẫu giáo, nghe cô giáo than phiền con nghịch ngợm, không nghe lời cô giảng, luôn ngó ngoáy trong lớp chỉ làm chị cười xoà, mong cô thông cảm vì cháu vốn hiếu động từ nhỏ. Nhưng đến lúc con đi học lớp 1 thì chị bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì con không thể tập trung viết chữ. “Cứ được vài nét, chưa xong nổi 1 chữ là cu cậu lại ngó ngoáy, nhìn ngó xung quay, tay chân khua khoắng; chữ viết thì vô cùng cẩu thả, không theo hàng lối nào; ở lớp cũng không ngồi nghe giảng, thường xuyên lúi húi nghịch bút, giấy nên không bao giờ hoàn thành bài tập ở lớp; chuyện mất đồ dùng học tập thì như cơm bữa...Chưa kể, do liên tục nói chuyện trong giờ học, bị cô phạt đứng góc lớp thì ngọ ngoậy làm các bạn ở dưới mất tập trung…Đến giữa học kỳ 2 thì cô giáo đề nghị phụ huynh cho cháu đi kiểm tra tâm lý”, chị Tâm phân trần.

Theo các chuyên gia tâm thần, những trường hợp như con trai của chị Thanh Tâm không hề hiếm gặp. Bởi hiện nay các rối loạn tâm lý nói chung và chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ em vẫn là một lĩnh vực rất mới, không chỉ với phụ huynh mà với chính nhiều bác sĩ.

Do đó, trẻ tăng động giảm chú ý thường được đưa đến khám tại các chuyên khoa Tâm thần nhi (bệnh tăng động giảm chú ý được tổ chức Y tế thế giới xếp vào mã bệnh tâm thần) khi đã muộn (qua 7 tuổi). Cơ hội điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Thạc sỹ - Bác sỹ Chuyên khoa I về Tâm bệnh Chu Văn Điểu Điểu, nguyên là Trưởng khoa 5 Bệnh viện Tâm thần Trung ương, hiện phụ trách chuyên khoa Tâm bệnh của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Nga tại 36 Tuệ Tĩnh – Hà Nội cho biết: Để phát hiện con mình là hiếu động hay mắc chứng tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần lưu ý các biểu hiện thường khởi phát trước khi trẻ 7 tuổi.

Theo đó, về các triệu chứng tăng động, nếu trẻ có ít nhất 3 trong các triệu chứng dưới đây và kéo dài 6 tháng trở lên thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa Tâm thần để chẩn đoán chính xác: Cử động bàn chân, tay liên tục không ngồi yên; Leo trèo quá mức trong các tình huống; Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học trong những tình huống không được phép; Khó khăn trong việc giữ yên lặng trong lớp học; Biểu hiện dai dẳng của mô hình vận động quá mức (không bị ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh).

Về các triệu chứng mất chú ý, giảm tập trung, Bác sỹ Điểu cho rằng: Nếu trẻ có ít nhất 6/9 triệu chứng dưới đây và kéo dài trong ít nhất 6 tháng thì cũng cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa Tâm thần trẻ em để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nếu mắc bệnh: Không chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết; hay phạm lỗi, cẩu thả trong các hoạt động, công việc, học tập; Thường không thể duy trì sự chú ý trong công việc, hoạt động giải trí hằng ngày; Không lắng nghe những gì người khác nói với trẻ; Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn ở trường, công việc trong gia đình; Thường rối loạn trong cách tổ chức công việc và cách hoạt động; Thường né tránh hoặc rất ghét các nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực, duy trì như làm bài tập ở nhà; Thường đánh mất các đồ dùng học tập, đồ chơi; Thường dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố xung quanh; Thường quên các hoạt động hằng ngày.

Ngoài ra, trẻ có ít nhất 1 trong các triệu chứng xung động sau và kéo dài từ 6 tháng trở lên cũng cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa như: Buộc miệng trả lời khi chưa hỏi xong (tính hấp tấp); Thường không chờ đợi theo lượt/xếp hàng trong các hoạt động nhóm; Ngắt lời hoặc xâm phạm vào các vấn đề của người khác (xen chuyện, chơi xen ngang…); Nói quá nhiều dù được yêu cầu giữ trật tự. Khi thấy con có các biểu hiện trên, cần đưa trẻ tới chuyên khoa Tâm thần nhi để khám.

Một trẻ đang được điều trị tại Phòng điều trị tâm bệnh của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Nga
Một trẻ đang được điều trị tại Phòng điều trị tâm bệnh của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Nga

Phát hiện chữa trị càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao

Tại khoa Tâm bệnh, Trung tâm Bé khoẻ Việt Nga, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Nga, bác sĩ lâm sàng xác định được các triệu chứng và sẽ có kết luận sơ bộ rằng trẻ mắc chứng tăng động hay giảm chú ý là chủ yếu hoặc kết hợp cả tăng động lẫn giảm chú ý. Tiếp đó, các nhà tâm lý lâm sàng sẽ khám để phát hiện các rối loạn, thiếu sót tâm lý ở đứa trẻ. Sau đó cả BS lâm sàng và nhà tâm lý sẽ phối hợp để đưa ra kết luận trẻ bị rối loạn gì từ đó đưa ra chỉ định trị liệu hành vi, huấn luyện ngôn ngữ…

Tại phòng điều trị, các cán sự tâm lý (được học chuyên môn về trị liệu hành vi, ngôn ngữ) sẽ thực hiện điều trị cho bệnh nhân theo hướng dẫn của BS tâm thần và chuyên gia tâm lý. Ngoài ra, cha mẹ trẻ cũng sẽ được huấn luyện để có thể hướng dẫn trẻ tại nhà. Liệu trình này có thể tiến hành 3 buổi/tuần, mỗi buổi 1 tiếng… tuy vào tình trạng bệnh lý của trẻ.

“Sau mỗi 1-2 tuần hay 1 tháng, BS sẽ thảo luận với gia đình xem trẻ có tiến bộ không. Nếu không có tiến bộ sẽ thay đổi cách trị liệu. Việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác chặt chẽ của phụ huynh. Có những trẻ chỉ 3-6 tháng là có tiến triển tốt, có những trẻ phải mất hàng năm vì tuỳ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh (phát hiện càng sớm, khả năng điều trị thành công càng cao – trước 3 tuổi là tốt nhất)”, bác sỹ Chu Văn Điểu cho biết.

Bác sỹ Điểu cũng đưa ra lưu ý: Theo nghiên cứu tại Mỹ, đối với những trẻ không được điều trị tăng động giảm chú ý thì trẻ lớn lên sẽ kém hoà nhập, có xu hướng chống đối xã hội (nhân cách bướng bỉnh), thậm chí phạm tội (phá phách các công trình công cộng)…

Từ những thực trạng trên, Phòng khám đa khoa Quốc tế Việt – Nga với sự tham gia của các Bác sỹ chuyên khoa đầu ngành Việt Nam và Liên bang Nga đã xây dựng dự án “Bé khỏe Việt - Nga”. Đến với Trung tâm này, các bé sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện với các chuyên khoa: Nhi, Nội, Mắt, Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng, Ngoại khoa. Đặc biệt, tại Trung tâm này, các cháu sẽ được sử dụng các dịch vụ “điều trị tâm bệnh”, “điều trị nhược thị và phục hồi chức năng mắt” theo quy trình công nghệ của LB Nga, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.

Nhân dịp khai trương, từ 15/4-15/5, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt-Nga, 36 phố Tuệ Tĩnh, Hà Nội, Trung tâm Bé khoẻ Việt-Nga sẽ hỗ trợ 50% chi phí gói khám chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho trẻ em. Hỗ trợ 30% phí xét nghiệm và cận lâm sàng.

Khai trương TT Bé khoẻ Việt Nga tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt - Nga, 36 Tuệ Tĩnh

Khai trương TT Bé khoẻ Việt Nga tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt - Nga, 36 Tuệ Tĩnh
Khai trương TT Bé khoẻ Việt Nga tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt - Nga, 36 Tuệ Tĩnh


Hồng Ánh