1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cảnh giác với 7 loại bệnh khi uống bia mùa hè

(Dân trí) - Mùa hè uống nhiều bia, ngoài việc dẫn đến tê thấp còn gây ảnh hưởng không tốt tới thận,gan, tim và dạ dày. “Đa phần lượng nước uống vào sẽ được bài trừ nhưng cồn lại được hấp thụ rất nhanh vào trong cơ thể”, các chuyên gia cho biết.

Cảnh giác với 7 loại bệnh khi uống bia mùa hè  - 1


Uống bia lạnh nguy hại càng lớn. Nhiệt độ của bia lạnh thấp hơn 20 - 30o so với cơ thể người, uống nhiều sẽ làm hạ nhiệt trong dạ dày khiến lưu lượng máu giảm, từ đó gây nên mất cân bằng chức năng sinh lý và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, nghiêm trọng thì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như đau bụng cấp từng cơn co giật, đi ngoài nhiều lần, viêm tuyến tụy cấp tính…

 

1. Viêm dạ dày

 

Uống nhiều bia dễ làm cho màng kết dính dạ dày tổn thương, dẫn tới bệnh viêm dạ dày hay viêm loét đường tiêu hoá với các biểu hiện như ợ chua, chướng bụng, ăn uống không tiêu…

 

Uống bia quá lạnh còn có thể gây đau bụng, đi ngoài. Biểu hiện ban đầu là cảm giác lợm cổ, buồn nôn, sau đó mới bị đau bụng đi ngoài (mỗi ngày từ 3-5 lần, thậm chí 10 lần). Đến lúc này, người bệnh mới biết là mình “uống hỏng cả bụng rồi”. Nếu không kịp thời đi khám bác sỹ thì rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất nước quá nhiều, thậm chí choáng sốc.

 

2. Viêm tuyến tuỵ cấp tính

 

Mùa hè uống nhiều bia còn làm cho tuyến tụy phải hoạt động nhiều, dễ dẫn đến viêm tuỵ cấp tính. Có rất nhiều người vốn dĩ đã mắc bệnh sỏi mật, lúc ăn nhiều uống nhiều, đặc biệt là sau khi uống nhiều bia sẽ dễ bị viêm tụy cấp tính. Tỉ lệ tử vong của bệnh viêm tuyến tuỵ cấp tính rất cao, mỗi khi phát bệnh tỉ lệ tử vong lên đến 30 - 50%.

 

Biểu hiện sớm nhất và điển hình nhất của người mắc bệnh này là bụng trên đau liên tục, có lúc kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, đi ngoài, sốt… Trong trường hợp này cần phải đi viện ngay, không nên chần chừ.

 

3. Xơ gan

 

Đa phần các chất dinh dưỡng đều được cơ thể hấp thụ nhưng phần lớn chất cồn thì phải thông qua gan chuyển đổi. Lâu dài sẽ có thể dẫn đến bệnh xơ gan hoặc ung thư gan, giảm thọ.

 

Rất nhiều đấng mày râu lúc uống bia còn lấy các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm mồi nhậu; trong sinh hoạt hằng ngày thì thiếu vận động nên dễ sinh bệnh gan nhiễm mỡ. Khi trẻ khỏe thì không có biểu hiện, triệu chứng gì nhưng khi có tuổi, chướng bụng, toàn thân mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đi ngoài, nôn mửa, đau bụng, xuống cân nhanh chóng, một số người bệnh còn phát sốt... mới xuất hiện.

 

4. Sỏi thận

 

“Để giải khát, rất nhiều người lấy bia thay nước trắng. Đây là một cách làm rất phản khoa học”. Các chuyên gia cho rằng: người hay uống bia, nồng độ axit trong nước tiểu sẽ tăng cao, dễ mắc bệnh sỏi thận.

 

Sỏi thận có thể tồn tại trong người rất lâu mà không có biểu hiện gì rõ rệt. Những cơn đau do sỏi thận có thể là đau từng cơn và đau giao nhau, thường đau ở vùng eo và vùng bụng, nhiều lần đau từng cơn thì sẽ dẫn đến đau triền miên. Còn một triệu chứng khác là đi tiểu ra máu, lúc đau thường đi tiểu ra máu, sau khi hoạt động thể lực thì tiểu ra máu càng trầm trọng.

 

5. Làm nặng thêm bệnh dạ dày

 

Những người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính uống bia vào thì sẽ làm suy giảm màng kết dính dạ dày, gây nên niêm mạc dạ dày tổn thương, dẫn đến chướng  bụng, nóng bụng, mất cảm giác ăn uống. Nếu uống quá nhiều, áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao, có nguy cơ dẫn đến loét, thủng dạ dày.

 

6. Đường trong máu thấp

 

Nồng độ cồn ở trong bia mặc dù thấp nhưng nhiệt lượng mà cồn sản sinh ra sẽ  khống chế việc ăn uống bình thường của người bệnh. Khi người mắc bệnh tiểu đường uống quá nhiều bia sẽ khiến các loại thuốc đặc trị mất tác dụng.

 

7. Mệt mỏi

 

Trong bia chứa lượng nước lớn, uống vào sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim. Nếu thường xuyên uống vào nhiều, tim sẽ liên tục bị tổn thương vì nồng độ cồn sẽ gây ra, khiến tim bị phình to, dẫn đến tâm lực mệt mỏi.

 

Hoàng Anh
Theo sina.sohu