1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cam có tốt cho người bị đái tháo đường không?

(Dân trí) - Mùa đông là mùa cam. Đây là một trong những loại trái cây mùa đông được tiêu thụ nhiều nhất với có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu, cam có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh và các hoạt chất thực vật như carotenoid, flavonoid, folate và vitamin C. Phối hợp với nhau, chúng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như đái tháo đường và các bệnh tim mạch liên quan.

Giống như bí ngô, quả mọng và hạt sen, cam giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường hoặc giúp kiểm soát các biến chứng đái tháo đường về lâu dài. 

Cam có tốt cho người bị đái tháo đường không? - 1

Tại sao cam có thể là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường?

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Một báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế cho biết có khoảng 371 triệu người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh mãn tính này và con số có thể tăng lên khoảng 552 triệu vào năm 2030. Đái tháo đường gây nguy cơ lớn đối với chất lượng sống và có thể gây ra một số các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và béo phì.

Cách nổi bật duy nhất để giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường và các bệnh liên quan là kiểm soát tăng đường huyết, không chỉ ở bệnh nhân đái tháo đường mà còn ở người lớn khỏe mạnh để ngăn ngừa những tình trạng bệnh lý như kháng insulin.

Các chuyên gia cho rằng ăn nhiều trái cây và rau giàu các hoạt chất thực vật có thể giúp trì hoãn mức tăng đột biến của lượng glucose trong cơ thể, do đó ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường. Vì cam có nhiều hoạt chất thực vật nên nó có thể là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường trong việc hạ đường huyết.

Cam tươi, nước cam vắt hay nước cam ép có đường: Loại nào tốt?

Một nghiên cứu được thực hiện trên 20 người tham gia, trong đó có 13 người cân nặng bình thường và 7 người béo phì, tất cả đều ở độ tuổi 20-22. Tất cả những người tham gia được phân vào ba mẫu là cam tươi, nước cam vắt và nước cam ép có đường, lượng đường huyết và insulin của các đối tượng được đánh giá bởi các chuyên gia thực hiện nghiên cứu. 

Kết quả cho thấy không có sự thay đổi đáng kể nào về mức đường huyết, đường huyết đỉnh điểm và mức insulin trong cả ba mẫu. Các tác động trung hòa của cả ba mẫu đã làm giảm một điểm có thể là do hàm lượng chất xơ cao trong cam tươi và các hoạt chất thực vật và chất chống oxy hóa cao trong nước cam vắt và nước cam ép có đường có thể là nguyên nhân chính gây ra tác dụng chống tiểu đường của các loại cam khác nhau. 

Nghiên cứu cũng nói rằng nên tránh uống nước cam ép có đường thường xuyên vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu ở một số người.

Uống nước cam lúc nào là tốt nhất?

Mặc dù nước cam rất tốt để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng uống nước cam vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ảnh hưởng đến năng lượng và mức insulin, đồng thời làm tăng đường huyết. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi uống nước cam cùng với bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, nó có xu hướng ảnh hưởng tích cực đến năng lượng và mức insulin và thậm chí có thể làm giảm mỡ trong cơ thể, được xem không phải là đồ ăn vặt giữa các bữa ăn.

Ngoài ra, 100% tiêu thụ nước cam vắt nguyên chất có liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống tốt hơn, cải thiện sức khỏe và đủ chất dinh dưỡng thích hợp ở người lớn khỏe mạnh. Vì vậy, tốt hơn là chỉ nên uống nước cam trong bữa ăn thay vì giữa hai bữa ăn.

Cách chuẩn bị nước cam tươi cho người bệnh đái tháo đường

2-3 quả cam cỡ vừa (5-6 quả cam cho hai người)

1 thìa nước chanh

Mật ong (tùy ý)

Một miếng gừng nhỏ (tùy ý)

Húng quế/lá bạc hà (tùy ý)

Cách làm

Gọt vỏ cam, bóc bỏ màng trắng và sau đó lấy bỏ hạt bằng cách cắt làm đôi. Xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Thêm nước cốt chanh. Thêm mật ong nếu thích, gừng nếu trời đang lạnh và lá bạc hà hoặc lá húng quế nếu thích. Những thành phần này cũng rất tốt cho khả năng miễn dịch. Uống.

Hãy nhớ, nếu bạn thích nước cam lạnh, hãy đông lạnh cam trong một giờ trước khi ép nhưng tránh thêm đá vào nước ép.