1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Biểu hiện thường gặp của người nhiễm ký sinh trùng do ăn uống

Thúy Diễm

(Dân trí) - Bệnh ký sinh trùng truyền lây từ động vật sang người ngày càng nhiều, đa số do ăn uống thực phẩm có chứa ấu trùng. Phải nhờ vào xét nghiệm, bá sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh để điều trị.

Sở Y tế Đắk Lắk vừa phối hợp hệ thống Y tế Medlatec tổ chức Hội nghị tập huấn cập nhật xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán - điều trị.

Hội nghị nhằm chia sẻ những công nghệ, kỹ thuật hiện đại này tới bệnh viện, phòng khám và bác sĩ cả nước nói chung, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk nói riêng để ứng dụng hiệu quả vào công tác khám chữa bệnh phục vụ bệnh nhân ngay tại địa phương.

Biểu hiện thường gặp của người nhiễm ký sinh trùng do ăn uống - 1

Các chuyên gia chia sẻ về công nghệ, kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong công tác điều trị bệnh (Ảnh: Uy Nguyễn).

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Thân Trọng Quang - Trưởng Bộ môn Vi ký sinh Khoa Y dược, Trường ĐH Tây Nguyên; Trưởng Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện trường ĐH Tây Nguyên - cho biết các loại ký sinh trùng rất phổ biến và đa dạng. Phần lớn, người nhiễm thường ký sinh trùng do vô tình ăn uống thực phẩm có chứa ấu trùng vào cơ thể, di chuyển khắp các cơ quan, gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da và nội tạng.

Sau đó gây ra những biểu hiện khó chịu ở cơ thể như mề đay mạn tính, nổi u cục thường có kích thước to nhỏ không đều, có tính di chuyển, đôi khi kèm cảm giác đau, nhức đầu dữ dội, sốt nhẹ, … hoặc dấu hiệu khó phân biệt như sẩn ngứa, người mệt mỏi, ăn kém, đi phân lỏng, vàng da.

"Các triệu chứng này sẽ khác nhau ở từng loại ký sinh trùng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như áp xe gan, viêm túi gây mật, thậm chí là tử vong", PGS.TS Quang nhấn mạnh.

Biểu hiện thường gặp của người nhiễm ký sinh trùng do ăn uống - 2

Trên 600 y, bác sĩ tham gia hội nghị (Ảnh: Uy Nguyễn).

Để chẩn đoán bệnh chính xác của từng loại sán bao gồm dựa vào lâm sàng, thói quen ăn uống và yếu tố quyết định chẩn đoán là người bệnh cần phải là xét nghiệm cận lâm sàng - tiêu chuẩn vàng xác định nguyên nhân, từ đó giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán và điều trị chính xác cho người bệnh.

PGS.TS Phạm Văn Trân - Chủ nhiệm Bộ môn Khoa Sinh hóa, Bệnh viện 103, Học viện Quân y - nhấn mạnh tầm quan trọng của xét nghiệm cận lâm sàng, chiếm tỷ lệ trọng lớn trong công tác khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế. Có 60-70% các quyết định lâm sàng dựa trên kết quả xét nghiệm.

Khi nói đến xét nghiệm, đa số nghĩ ngay đến lấy mẫu máu, nước tiểu, phân, đờm, dịch. Bên cạnh đó, những dạng mẫu bệnh phẩm khác được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh gồm mẫu dịch tiết (dịch não tủy, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch khớp, dịch dạ dày…), mẫu tế bào, mẫu mô sinh thiết, mẫu mô tử thiết, da, lông, tóc, móng, nước bọt... Thông qua phương pháp định tính, định lượng để cho kết quả xét nghiệm.

PGS.TS Phạm Văn Trân cho rằng 4 ứng dụng đặc biệt quan trọng của xét nghiệm hoặc nhóm xét nghiệm được chỉ định để mang lại hiệu quả cao nhất, gồm: Xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, xét nghiệm theo dõi phục vụ điều trị, xét nghiệm theo dõi sau điều trị.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm