Bệnh tim: Tích lũy khi trẻ, bộc phát về già

(Dân trí) - "Nhiều người trẻ tuổi cho rằng, họ không bị mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh chỉ gặp ở nhóm người cao tuổi. Ngộ nhận này hoàn toàn thiếu căn cứ bởi đây là căn bệnh mang tính tích lũy" ,GS.BS.TS Nguyễn Lân Việt cho biết trong cuộc GLTT “Bệnh tim không loại trừ ai!”….<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/109/dang-ky-phong-van.html'><b>&nbsp;>>&nbsp; Xin mời bạn đọc theo dõi cuộc giao lưu TẠI ĐÂY</b></a>

Buổi giao lưu có sự tham gia của GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện tim mạch, Phó chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cùng ThS.BS Bùi Thế Long, ThS.BS Phạm Quang Huy, chuyên gia của Viện tim mạch Việt Nam đang trả lời các câu hỏi của độc giả... 
 
Hàng chục câu hỏi của độc giả gửi đến Dân trí đã được giải đáp trong 2 giờ đồng hồ. Do thời lượng cuộc giao lưu, vẫn còn hơn 400 câu hỏi trực tiếp gửi đến các GS, BS chưa thể trả lời hết. Các câu hỏi sẽ được tiếp tục chuyển đến nhóm khách mời tham gia cuộc giao lưu để đáp ứng thắc mắc của độc giả.
 

Tổng Biên tập báo điện tử Dân trí tặng hoa các khách mời tham gia giao lưu.

Tổng Biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn tặng hoa các khách mời tham gia giao lưu.
 

Nên đi khám ngay khi có dấu hiệu

 

Một trong những băn khoăn được nhiều bạn đọc gửi tới GS.TS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, là những dấu hiệu như mệt mỏi, ngực nặng, tức, đau bên ngực trái, hồi hộp… có liên quan gì với bệnh tim không?

 

Khi bắt gặp những câu hỏi này, GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, khẳng định ngay: “Đau ngực có thể do rất nhiều nguyên nhân chứ không phải cứ đau ngực là có bệnh tim. Nhiều trường hợp đau ngực nhưng nguyên nhân có thể là do nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, do bệnh lý của màng ngoài tim, do hở động mạch chủ, do tách thành động mạch chủ, do bệnh lý của phổi (u phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi) hoặc bệnh lý của hệ cơ hoặc thần kinh ở lồng ngực, hoặc rất nhiều các trường hợp đau ngực nhưng do các bệnh lý của dạ dày (viêm, loét dạ dạy hoặc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản)...”.

 

Tất nhiên, để xác định chính xác các dấu hiệu trên là do đâu thì cần phải đi khám. “Khi đau vùng ngực bên trái, nhất là đau thắt ngực thì nên nghĩ đến bệnh lý của động mạch vành. Trong trường hợp này nên đến các thầy thuốc chuyên khoa Tim mạch để được làm 1 số những thăm dò cần thiết và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp”, GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt cũng khuyên.

 

Tái khám thường xuyên

 

Đối với những trường hợp đã được kết luận là có vấn đề ở tim, được chỉ định điều trị, đã điều trị trong nhiều tháng, nhiều năm, GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt khuyên không vì thấy bệnh ổnkhwangr định  định mà bỏ thuốc, hay tự ý điều chỉnh lượng thuốc mà nên đi khám định kỳ và gặp lại bác sĩ điều trị để được điều chỉnh lượng thuốc.

 

Với những trường hợp chỉ định phẫu thuật, GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt khẳng định hiện có rất nhiều phương pháp hỗ trợ cho người bị bệnh tim. Cụ thể như với người bị bệnh cơ tim giãn, “Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ có thể cho điều trị nội khoa, những trường hợp nặng có thể cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ điều trị suy tim. Những trường hợp thất bại với tất cả các biện pháp điều trị này thì người ta có thể nghĩ tới biện pháp cuối cùng là ghép tim”.

 

Hay như với trường hợp hở van 2 lá, nếu nhẹ chỉ cần điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt là đủ còn hở nhiều, để điều trị triệt để cần phẫu thuật sửa van 2 lá hoặc thay van 2 lá bằng 1 van nhân tạo.

 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

 

Theo GS.TS. BS Nguyễn Lân Việt, bệnh lý tim mạch có nhiều nguyên nhân và ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh lý tim mạch.

 
Nhiều người trẻ tuổi cho rằng, họ không bị mắc các bệnh lý Tim mạch, bởi bệnh tim mạch chỉ gặp ở nhóm người cao tuổi. Ngộ nhận này hoàn toàn thiếu căn cứ bởi bệnh tim là căn bệnh mang tính tích lũy. Ngay từ khi còn trẻ, nếu duy trì lối sống thiếu khoa học như lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà (có nhiều trong đồ ăn nhanh, mỡ động vật), ăn mặn, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu … thì các mảng xơ vữa dần được hình thành nhiều hơn trong lòng mạch máu, bám vào thành mạch, tích luỹ tăng dần gây nên tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do đó, không nên chủ quan trong công tác phòng bệnh bởi khi đã mắc bệnh thì dễ dẫn tới những hậu quả khó lường.

 

Mọi đối tượng kể cả người trẻ hay người già, phụ nữ hay nam giới đều có thể mắc các bệnh tim mạch. Nhưng những người cao tuổi, những người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh tim mạch và nhất là những người có nhiều yếu tố nguy cơ về tim mạch như béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, ít vận động thể lực, hay lo âu hoặc căng thẳng quá mức, có nhiều stress trong cuộc sống… là những đối tượng dễ có nguy cơ bị các bệnh tim mạch hơn những người khác.

 

Do vậy, để phòng tránh được các bệnh tim mạch thì rất cần thực hiện 1 lối sống lành mạnh, điều chỉnh tất cả các yếu tố nguy cơ và cần thực hiện những điều này ngay từ lúc còn trẻ. Những việc cần thực hiện đó là:

 

1. Về chế độ ăn uống: nên thực hiện 1 khẩu phần ăn cân đối giữa các chất tinh bột, đạm và các chất béo. Nên hạn chế các thức ăn, thực phẩm có nhiều axit béo bão hòa như mỡ động vật, óc và các nội tạng và nên thay thế bằng các loại dầu thực vật, tăng cường các loại rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tốt nhất là mỗi ngày nên ăn 5 loại rau và hoa quả có màu sắc khác nhau. Chú ý không nên ăn mặn vì ăn mặn dễ tạo điều kiện giữ muỗi lại trong cơ thể, làm tăng khối lượng tuần hoàn, từ đó gây tăng huyết áp. Tuyệt đối không nên hút thuốc lá, thuốc lào vì trong thuốc lá có khoảng 4.000 các chất độc khác nhau gây tổn thương cho nội mạc mạch máu hoặc gây nhiều biến chứng khác như các bệnh phổi mãn tính, ung thư phổi.

 

2. Nêu tập thể dục hằng ngày, cố gắng đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày

 

3. Hết sức tránh lo âu quá nhiều, căng thẳng thần kinh. Nên sống thật thanh thản, hạn chế tối đa các stress có thể.

 

4. Cần điều chỉnh triệt để các yếu tố nguy cơ nếu có như điều trị tốt tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn li-pít máu, điều chỉnh giảm bớt cân nặng nếu thừa cân hay béo phì.

 

5. Rất nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và thực hiện 1 số xét nghiệm cơ bản để có thể chủ động phát hiện các bệnh lý nói chung và các bệnh tim mạch nói riêng, từ đó các bác sĩ sẽ đưa các cách điều trị tốt nhất cho người bệnh.

             

Xin mời bạn đọc theo dõi cuộc giao lưu TẠI ĐÂY
 
Nhãn hiệu Dầu đậu nành SIMPLY ngay từ khi ra đời đã được định hướng tới việc chăm lo sức khỏe toàn diện của người tiêu dùng, đặc biệt là sức khỏe tim mạch thông qua chế độ dinh dưỡng theo khẩu hiệu “Cho một trái tim khỏe”.

Với 100% nguyên liệu nhập khẩu và công nghệ tinh chế hiện đại, dầu đậu nành nguyên chất SIMPLY mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, sự hoàn hảo cho nấu nướng. Dầu đậu nành SIMPLY không có cholesterol, chứa tới 80% axít béo chưa bão hòa (PÙFA và MUFA) như omega 3,6,9 và các chất chống ôxi hóa lưu lại trong dầu ngay cả sau khi được tinh luyện nên rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Đang giao lưu trực tuyến Bệnh tim mạch không loại trừ ai

SIMPLY là thương hiệu dầu ăn được người tiêu dùng cả nước tin yêu và bình chọn là “Sản phẩm nguồn gốc tự nhiên tốt nhất” trong hệ thống chứng nhận “Tin & Dùng 2012”. SIMPLY cũng là nhãn hiệu dầu ăn duy nhất tại Việt Nam được Hội Tim mạch học Việt Nam khuyên dùng cho sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh SIMPLY dầu đậu nành, nhãn hàng còn có các sản phẩm SIMPLY HƯỚNG DƯƠNG, SIMPLY HẠT CẢI.

 

Trần Phương