Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tăng vọt: Phụ huynh không nên lơ là
Chỉ trong vòng hơn 2 tháng trở lại đây, đặc biệt từ đầu tháng 9, sốngười mắc sốt xuất huyết tăng một cách chóng mặt. Đặc biệt, số trẻ em mắc sốt xuất huyết tăng lên gấp 3, 4 lần so với thời điểm những tháng đầu năm. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ.
Bệnh nhi nhập viện tăng hơn 3 lần
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại thời điểm ngày 15-6-2015 (Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết), cả nước có 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đến những ngày đầu tháng 9, số người mắc bệnh này đã tăng lên đến 25.000 trường hợp, trong đó có đến 16 trường hợp tử vong. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng lên đến trên 250%.
Bệnh nhân mắc sốt huyết huyết tập trung nhiều nhất vẫn là trẻ em. Những ngày gần đây, số trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị nội trú tại các bệnh viện nhi ở TP.HCM đều tăng mạnh, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng.Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, số bệnh nhi đang điều trịnội trú tại Khoa sốt xuất huyết lên đến trên 100 trường hợp.
“Ở thời điểm những tháng đầu năm 2015, số lượng trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị tại khoa chỉ khoảng 30 trẻ thì hiện nay có khoảng 102 trẻ mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại đây”, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, trong số đó có 13 trường hợp mắc sốt xuất huyết rất nặng, chủ yếu là sốc sốt xuất huyết và sốc sốt xuất huyết nặng. Đây là tình trạng sốt xuất huyết ở mức độ nặng nhất.
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng, các bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng, chống sốc tích cực như: truyền dịch, điện giải, sử dụng các dung dịch cao phân tử, thậm chí có nhiều trường hợp phải sử dụng huyết tương, truyền tiểu cầu và hỗ trợ thở máy.
“Hiện số bệnh nhi mắc sốt xuất huyết phải thở máy đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực khá nhiều. Mỗi ngày đều có từ 4 đến 10 trường hợp phải thở máy tùy theo đợt”, bác sĩ Tuấn nói.
Phụ huynh không nên lơ là
Mùa mưa (tháng 6 - tháng 11) là mùa của dịch bệnh sốt xuất huyết.Hiện tại chỉ mới vào giữa mùa mưa nên nhiều khả năng số ca sốt xuất huyết sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.
Sốt xuất huyết là một bệnh xảy ra tử vong rất nhanh, nhất là trẻ em dễ bị biến chứng nặng, có thể tử vong do sốc trụy tim mạch và xuất huyết não.Giai đoạn sốc sốt xuất huyết ở trẻ thường rơi vào từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Lúc này trẻ có những dấu hiệu lừ đừ, vật vã, đau bụng, buồn nôn, xuất huyết…. Đáng lo ngại hơn, nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ trẻ hết sốt bệnh sẽ giảm, không theo dõi dễ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
“Từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 6 trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết bị tử vong. Độ tuổi tử vong trải đều từ 1 tuổi đến 15 tuổi. Điều này cho thấy, độ nguy hiểm của sốt xuất huyết là rất cao, không chỉ riêng ở nhóm tuổi nhỏ mà cả ở nhóm tuổi đã đi học”, bác sĩ Tuấn nói.
Hiện nay các bậc phụ huynh rất chủ quan, lơ là trong việc phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ. Bởi thực tế cho thấy, phần lớn trẻ mắc sốt xuất huyết nặng là do các bậc phụ huynh không theo dõi phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, dẫn đến nhập viện trễ.
“Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ trùng lắp với những bệnh lý khác, nhất là nhiễm siêu vi, viêm họng, viêm hô hấp trên…. Tuy nhiên, sốt xuất huyết có một triệu chứng quan trọng là sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên. Nếu trẻ có triệu chứng đó thì nhiều khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết. Các bậc phụ huynh phải đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời để khám và theo dõi mỗi ngày, tránh bỏ sót bệnh”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.
Bên cạnh đó, người dân cũng chưa ý thức nhiều trong việc diệt muỗi, diệt lăng quăng, chủ động phòng tránh muỗi.
“Không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, cần chủ độngthực hiện các biện pháp kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành:
• Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.
• Ngủ màn ban ngày, mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối.
• Dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối.
• Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai kem hoặc xịt chống, xua đuổi muỗi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10 - 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài, an toàn cho sức khỏe.
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Sốt rét, sốt xuất huyết - các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do MUỖI đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng tránh muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Mentholatum Remos chứa 15% Diethyltoluamide – thành phần được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu. Đồng thời, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera giúp giữ ẩm và dưỡng da. Mentholatum Remos nay có thêm dạng kem, cho hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài suốt 10 giờ.
• Hướng dẫn sử dụng: Dùng cho người lớn và trẻ trên 4 tuổi.
• Với dạng xịt: Để cách bề mặt da 10 -15 cm, phun một lượng thích hợp lên da rồi thoa đều. Đối với vùng mặt hay cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay, rồi thoa lên da.
• Với dạng kem: Lấy một lượng kem thích hợp ra lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng da hở như cổ, mặt, tay, chân.
• Để xa tầm tay trẻ em.
• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
*Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng kí quảng cáo của Bộ Y Tế - Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 02/2015/XNQC-MTYT, ngày 14 tháng 08 năm 2015.
PV