TPHCM
Bệnh não mô cầu đe dọa bùng phát thành dịch
(Dân trí) - Ngoài ổ bệnh tại khu Chế xuất Tân Thuận (quận 7), bệnh não mô cầu đã phát tán sang quận 9, huyện Bình Chánh và thị xã Dĩ An, Bình Dương. Nguy cơ bùng phát dịch đã ở mức báo động đỏ khi 36/51 mẫu bệnh phẩm được kiểm tra cho kết quả dương tính.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng, (tính đến ngày 18/1), trên địa bàn TPHCM đã có 4 trường hợp phải nhập viện điều trị vì bệnh não mô cầu. Trong đó có 2 trường hợp là công nhân của công ty Furukawa thuộc khu Chế xuất Tân Thuận (quận 7), một trường hợp là bệnh nhân nam (19 tuổi) hiện đang theo học tại trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2 đóng tại quận 9; trường hợp thứ 4 mới được phát hiện vào ngày 16 là bé trai (1 tuổi) ngụ tại huyện Bình Chánh.
Ngoài những trường hợp trên, BS CKII Trịnh Hữu Tùng, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bệnh viện đang điều trị cho trường hợp của một bệnh nhi (29 tháng tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) bị nhiễm não mô cầu. Được biết mẹ của cháu bé này hiện đang làm việc tại khu Công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương.
Trước tình hình bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã tiến hành điều tra dịch tễ và lấy mẫu bệnh phẩm ở các bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt nhẹ, đau họng mang đi xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện 36/51 mẫu bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn não mô cầu.
Nhận định tình hình dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng, Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức uống kháng sinh dự phòng đồng loại cho hơn 5.000 công nhân công ty Furukawa. Đồng thời điều trị dự phòng và hướng dẫn cách phòng bệnh cho 2.800 học viên thuộc trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2 và điều tra dịch tễ tại cộng đồng dân cư nơi các trường hợp mắc bệnh sinh sống.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ngành Y tế chưa thể xác định được số lượng những người đã bị nhiễm bệnh do đó việc kiểm soát mức độ lây lan đang gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ còn 2 ngày các công ty, xí nghiệp được nghỉ Tết khi đó người lao động sẽ ồ ạt đổ về quê, mầm bệnh có cơ hội phát tán khắp cả nước chứ không riêng gì địa bàn TPHCM.
TS Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur nhận định: “70% mẫu bệnh phẩm xét nghiệm dương tính với bệnh não mô cầu đây là điểm bất thường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hơn 90% công nhân về quê ăn Tết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát tán”. Theo ví von của ông Lê Trường Giang, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế thì: “Nếu không kiểm soát được dịch bệnh điều đó đồng nghĩa với việc TPHCM đang mang mạ đi gieo để qua Tết gặt về”.
Nhưng biện pháp sử dụng kháng sinh trong việc “phòng bệnh từ xa” khó có thể thực hiện được. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho biết: “Có nên triển khai giải pháp nếu phát hiện sốt, đau họng sẽ đi mua kháng sinh về uống? Việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi khiến người dân phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc rất dễ dẫn đến tình trạng bệnh kháng thuốc. Khi đó, việc phòng bệnh bằng kháng sinh chẳng những sẽ phản tác dụng mà việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn.” Ngành Y tế khuyến cáo người dân nếu gặp các triệu chứng sốt cao, đau họng, đau nhức mình, phát tử ban... trên cơ thể nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trước tình hình bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch BS Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế thành phố ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh não mô cầu. Theo đó Giám đốc Sở yêu cầu ngành dự phòng chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cho công tác phòng chống dịch trước, trong và sau Tết Nguyên Đán; hệ thống bệnh viện quận huyện chủ động lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện bệnh; Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng về trang thiết bị và nhân sự để ứng phó với dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Vân Sơn
Ngoài những trường hợp trên, BS CKII Trịnh Hữu Tùng, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bệnh viện đang điều trị cho trường hợp của một bệnh nhi (29 tháng tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) bị nhiễm não mô cầu. Được biết mẹ của cháu bé này hiện đang làm việc tại khu Công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương.
Trước tình hình bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã tiến hành điều tra dịch tễ và lấy mẫu bệnh phẩm ở các bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt nhẹ, đau họng mang đi xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện 36/51 mẫu bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn não mô cầu.
"Tấn công sang trẻ em chứng tỏ bệnh đã lây ra cộng đồng"
Nhận định tình hình dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng, Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức uống kháng sinh dự phòng đồng loại cho hơn 5.000 công nhân công ty Furukawa. Đồng thời điều trị dự phòng và hướng dẫn cách phòng bệnh cho 2.800 học viên thuộc trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2 và điều tra dịch tễ tại cộng đồng dân cư nơi các trường hợp mắc bệnh sinh sống.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ngành Y tế chưa thể xác định được số lượng những người đã bị nhiễm bệnh do đó việc kiểm soát mức độ lây lan đang gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ còn 2 ngày các công ty, xí nghiệp được nghỉ Tết khi đó người lao động sẽ ồ ạt đổ về quê, mầm bệnh có cơ hội phát tán khắp cả nước chứ không riêng gì địa bàn TPHCM.
TS Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur nhận định: “70% mẫu bệnh phẩm xét nghiệm dương tính với bệnh não mô cầu đây là điểm bất thường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hơn 90% công nhân về quê ăn Tết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát tán”. Theo ví von của ông Lê Trường Giang, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế thì: “Nếu không kiểm soát được dịch bệnh điều đó đồng nghĩa với việc TPHCM đang mang mạ đi gieo để qua Tết gặt về”.
Nhưng biện pháp sử dụng kháng sinh trong việc “phòng bệnh từ xa” khó có thể thực hiện được. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho biết: “Có nên triển khai giải pháp nếu phát hiện sốt, đau họng sẽ đi mua kháng sinh về uống? Việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi khiến người dân phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc rất dễ dẫn đến tình trạng bệnh kháng thuốc. Khi đó, việc phòng bệnh bằng kháng sinh chẳng những sẽ phản tác dụng mà việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn.” Ngành Y tế khuyến cáo người dân nếu gặp các triệu chứng sốt cao, đau họng, đau nhức mình, phát tử ban... trên cơ thể nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trước tình hình bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch BS Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế thành phố ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh não mô cầu. Theo đó Giám đốc Sở yêu cầu ngành dự phòng chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cho công tác phòng chống dịch trước, trong và sau Tết Nguyên Đán; hệ thống bệnh viện quận huyện chủ động lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện bệnh; Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng về trang thiết bị và nhân sự để ứng phó với dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
TS Lê Hoàng San cho biết: “Đây là loại bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, tuy nhiên số đông người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm của loại bệnh này. Phí chích ngừa bệnh não mô cầu hiện nay khoảng 140.000 đồng. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng người dân nên đi tiêm phòng.” TS San kêu gọi vì lợi ích của chính mình các nhà máy xí nghiệp nên hỗ trợ cả về thời gian lẫn vật chất cho người lao động đi tiêm phòng để họ an tâm làm việc. |
Vân Sơn