Bệnh gan nặng thêm khi điều trị bằng thảo dược "bẩn"

Minh Nhật

(Dân trí) - Sử dụng thảo dược để tăng cường chức năng gan, điều trị các bệnh lý về gan đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính an toàn, hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên, khi sử dụng nhầm thảo dược "bẩn", gan cũng sẽ là cơ quan đầu tiên gánh chịu những hệ lụy. Người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng, tránh gặp phải tình trạng này để không "tiền mất, tật mang".

Gan là cơ quan đầu tiên xử lý các chất dung nạp vào cơ thể trước khi hấp thụ. Với khối lượng gần 3kg (chiếm 2% thể trọng), gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa, miễn dịch và dự trữ chất. Gánh nặng chuyển hóa khiến gan dễ gặp tổn thương do các yếu tố bên ngoài như thực phẩm bẩn, thuốc, hóa chất, virus viêm gan…

Bệnh gan nặng thêm khi điều trị bằng thảo dược bẩn - 1

Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng các thảo dược đã được chứng minh công dụng rất tốt đối với gan như: diệp hạ châu đắng, mật nhân hay đặc biệt là cây cà gai leo… Tuy nhiên, tình trạng dược liệu bẩn, kém chất lượng "đội lốt" dược liệu cao cấp một cách tinh vi tràn lan thị trường khiến người tiêu dùng dùng nhầm "thuốc độc" gây hệ lụy cho gan mà không biết.

Tại các bệnh viện hàng năm vẫn ghi nhận hàng chục ca ngộ độc do dùng thuốc nam để điều trị viêm gan.

Dưới đây là những nguy cơ khi người tiêu dùng sử dụng dược liệu kém chất lượng, mua tại địa chỉ không uy tín:

Dược liệu bị phun hóa chất, hương liệu, phẩm màu

Với mục đích tăng yếu tố cảm quan, tạo màu sắc và hương vị, các "gian thương" có thể sử dụng phẩm màu và hương liệu tổng hợp để tẩm ướp dược liệu… ngâm hóa chất bảo quản để gia tăng thời hạn sử dụng cho dược liệu. Điều này gây hại nghiêm trọng đến gan, cũng như đối với sức khỏe con người.

Dư lượng hóa chất dùng trong nuôi trồng dược liệu

Để cắt bớt công đoạn, cắt giảm chi phí trong nông nghiệp, gia tăng lợi nhuận, người trồng dược liệu có thể dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thay vì làm thủ công, thậm chí là phân bón hóa học giúp cây tăng trưởng.

Nếu không tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dược liệu sẽ bị tồn dư hóa chất gây ảnh hưởng đến người sử dụng.

Trộn lẫn dược liệu giả

Các vị dược liệu khi đã băm hoặc thái nhỏ và phơi khô thì những cây có hình thái tương đối giống nhau rất khó phân biệt. Ví dụ cây cà gai leo thường được trộn lẫn với cây cà dại hoa trắng. Trong khi đó, cây cà dại hoa trắng không những không có tác dụng đối với gan mà còn chứa độc tố cho cơ thể.