Bé đã sẵn sàng ăn dặm?
(Dân trí) - Theo khuyến nghị, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, sữa mẹ sẽ không còn đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt, vì thế sẽ cần tới các thực phẩm khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé ăn dặm sớm hơn nếu bé đủ “điều kiện”.
Hãy đợi cho tới khi bé 6 tháng tuổi hãy giới thiệu các thức ăn mới nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới dị ứng thực phẩm.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng. Những phản ứng của cơ thể với thực phẩm, dị ứng và các bệnh trong phủ tạng sẽ giảm nếu bạn duy trì việc cho con bú mẹ tới khi bé hết 6 tháng tuổi.
Nếu bạn cảm thấy bé cần ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi thì cần trao đổi với bác sĩ trước, đặc biệt là khi bé sinh non. Nếu bạn quyết định cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi thì sẽ có một số thực phẩm cần tránh gồm: chất gluten, trứng, phô mai, các sản phẩm làm từ sữa, cá và các loài nhuyễn thể.
Bé có sẵn sàng ăn thức ăn cứng?
Bé sẽ sẵn sàng ăn dặm nếu:
- Bé đã có thể tự ngóc đầu lên: Tư thế này sẽ giúp bé ăn bằng thìa tốt hơn.
- Có thể ngồi dựa: Bạn có thể dùng loại ghế hơi ngả ra sau một chút để giúp bé có thể tự ngồi thẳng dậy.
- Biết nhai chóp chép: Bé nhà bạn có thể di chuyển thức ăn trong miệng cũng như biết nuốt. Ở thời điểm 6 tháng tuổi, bé cũng có thể đã mọc 1 – 2 răng.
- Bé lên đủ cân. Hầu hết các bé đều bắt đầu sẵn sàng ăn dặm khi trọng lượng cơ thể tăng gấp đôi so với khi mới sinh và điều này có thể đạt được trước khi bé 6 tháng tuổi.
- Háu ăn. Bé nhìn chằm chằm vào các món bạn ăn không rời mắt và luôn cố gắng để bốc thức ăn rồi cho vào miệng.
Vẫn nên cho bé bú?
Đúng vậy. Sữa mẹ được “thiết kế” hoàn hảo cho nhu cầu của bé trong 6 tháng đầu tiên.
Cả sữa mẹ và sữa công thức luôn cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và các protein dễ hấp thụ. Mặc dù thức ăn rắn sẽ dần dần thay thế sữa mẹ, sữa công thức nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho tới khi bé được 1 năm tuổi.
Thu Trang