1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Áp chế tình dục

(Dân trí) - Thỏa mãn nhu cầu tình dục sẽ sản sinh hiệu ứng xã hội tốt đẹp. Ngược lại, nhu cầu tình dục không được thỏa mãn sẽ gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

Các nhà tâm lý học và xã hội học Mỹ đã tiến hành điều  tra 1.000 cặp vợ chồng có cuộc hôn nhân mỹ mãn. Kết quả cho thấy nhu cầu của người chồng được xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1.         Tình yêu.

2.         Thỏa mãn sinh hoạt tình dục.

3.         Hòa hợp về tư tưởng.

 

Nhu cầu của người vợ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

1.         Tình yêu.

2.         Vợ chồng nhường nhịn lẫn nhau.

3.         Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau.

4.         Thỏa mãn sinh hoạt tình dục.

 

Trắc nghiệm thăm dò ý kiến đối với hơn 1.000 người thuộc ngành nghề và lứa tuổi khác nhau ở Pháp, trước câu hỏi “Thế nào là người hạnh phúc nhất?” thì 83% số người trả lời rằng sinh hoạt vợ chồng là hạnh phúc nhất. Đến người già cũng còn nhu cầu sinh hoạt tình dục. Các nhà tình dục học điều tra và kết luận rằng tuy sinh hoạt tình dục có xu hướng giảm dần khi nhiều tuổi, song vẫn duy trì suốt cuộc đời.

 

Ngược lại, nhu cầu tình dục không được thỏa mãn sẽ gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Ví dụ xét tình trạng ly hôn ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) năm 1980 có 270.000 cặp vợ chồng ly hôn, năm 1983 tăng vọt lên 370.000 cặp, năm 1985 tới 410.000 cặp trong đó đa số là do vợ chồng không thỏa mãn về sinh hoạt tình dục. Một xí nghiệp tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), có 290 nữ công nhân, sau 5 năm có 76 cô lấy chồng, 5 năm tiếp theo có 24 cô ly hôn, chiếm 31,5% (Theo số liệu thống kê của Ủy Ban Kế hoạch hóa Trung Quốc) mà nguyên nhân ly hôn thì trên 1/3 là do không hòa hợp về tình dục.

           

Nghiên cứu tình dục học cho biết sự áp chế lâu dài về tình dục sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sinh lý, tâm lý, tới công tác, học tập, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.

 

Khi tình yêu tan vỡ, sẽ xuất hiện tâm trạng phiền não, đau thương, rầu rĩ, hoài nghi, chán ghét, thất vọng…, tinh thần suy sụp, chân tay rã rời, không thiết ăn uống, nặng thì đau tim, tức ngực, khó thở. Tình cảm càng sâu đậm, ảnh hưởng càng mạnh.

 

Các giáo sư khoa Tâm lý thuộc Đại Học Paris kết luận, qua nghiên cứu, rằng phần lớn người mắc bệnh tâm thần là do bị áp chế, không được thỏa mãn nhu cầu tình dục. Tư liệu chẩn bệnh ở Trung Quốc cũng chứng minh, do vấn đề hôn nhân hoặc sinh hoạt tình dục không thỏa mãn, gây ra các xung đột tâm lý dẫn đến hàng loạt chứng bệnh thần kinh như mất ngủ, thần kinh suy nhược, trạng thái u uất, trầm uất…

 

Áp chế tình dục còn có thể dẫn đến biến tướng tình dục tai hại như thủ dâm, đồng tính luyến ái, cưỡng dâm, hiếp dâm. Đa số những người mắc bệnh này thừa nhận sở dĩ họ làm vậy là vì không được thỏa mãn về tình dục.

 

Dưỡng sinh tình dục cổ đại cũng nói đến quan hệ giữa sinh hoạt tình dục với sức khỏe. Ví dụ Tố nữ kinh (Y học Trung Quốc) viết đại ý là nếu lâu không giao hợp hoặc không được thỏa mãn tình dục thì sẽ lắm bệnh, giảm thọ. Sách Thiên kim yếu phương (Y học Trung Quốc) viết: “Nam không thể thiếu nữ, nữ không thể thiếu nam. Thiếu ắt ý động thần lao, thần lao ắt tổn thọ”.

 

Các quan điểm trên đều phản đối cấm đoán tình dục. Hoạt động tình dục nam nữ là nhu cầu thiên tính bình thường của nhân loại, là không thể thiếu trên phương diện sinh lý và hứng thú sinh hoạt. Nếu nhu cầu đó bị áp chế, sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh.

 

Thu Hoài - Phúc Lưu

(Tổng hợp)