1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ăn uống gì để giảm nóng trong?

Không chỉ gây nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, khô da, nóng trong kéo dài còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, choáng váng… Nếu để tình trạng này kéo dài mà không có hướng xử lý phù hợp sẽ gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân gây ra đôi khi lại có thể do những sai lầm trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Rõ “thủ phạm”…

Thầy thuốc ưu tú Bác sĩ chuyên khoa II, TS. Nguyễn Hồng Siêm Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam
Thầy thuốc ưu tú Bác sĩ chuyên khoa II, TS. Nguyễn Hồng Siêm Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam

Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II, TS. Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, “nóng trong là tình trạng khá thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Theo đông y, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong, có thể do các nguyên nhân từ bên trong cơ thể, ví dụ như do huyết nhiệt, tức là máu nóng, có thể do cơ địa từ bé đã như vậy. Thứ hai là do “âm hư sinh nội nhiệt”, trường hợp này khá thường gặp ở phụ nữ do vốn đã là cơ địa âm, trong quá trình sinh đẻ, kinh nguyệt càng hay bị mất máu nên “âm hư”, gây ra tình trạng nóng trong”.

Tuy nhiên, chính những thói quen không tốt trong ăn uống cũng có thể gây ra tình trạng nóng, ví dụ như uống rượu bia, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đạm, nhiều đường…

Giải thích vấn đề này, BS.TS. Nguyễn Hồng Siêm cho biết: “Sở dĩ khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, đường, chất béo chúng ta hay bị nóng trong là do bản thân các chất này rất nhiều năng lượng, khi cơ thể chuyển hóa các chất này thì cũng phát sinh ra nhiệt lượng lớn. Chưa kể, năng lượng thừa bị đốt cháy trong quá trình chuyển hóa cũng sinh nhiệt trong cơ thể, gây ra tình trạng nóng trong. Ví dụ như khi chúng ta ăn nhiều các loại thịt giàu đạm hay trẻ con mùa hè ăn nhiều những loại hoa quả nhiều đường như dứa, mít thì sẽ rất dễ bị mụn nhọt, mụn nhọt đó là do huyết nhiệt. Việc sử dụng bia rượu hay các đồ uống có cồn cũng vậy, chất cồn trong bia rượu khi đưa vào cơ thể sẽ gây giãn mạch, tăng huyết áp và sinh nhiệt, gây nóng trong”.

Ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, thực phẩm giàu đạm, đường, chất béo có thể gây ra tình trạng nóng trong
Ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, thực phẩm giàu đạm, đường, chất béo có thể gây ra tình trạng nóng trong

… Ra giải pháp

Không chỉ gây ra những triệu chứng đơn thuần trên da như khô da, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, khô da, nóng trong kéo dài còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và gây ra nhiều rắc rối nếu không có hướng xử lý phù hợp.

Nói về những ảnh hưởng của nóng trong đối với sức khỏe, BS.TS. Nguyễn Hồng Siêm cho biết: “Theo đông y, ở trạng thái bình thường cơ thể con người luôn phải đảm bảo cân bằng âm – dương. Khi nhiệt trong cơ thể tăng thì dương sẽ tăng và âm giảm, như vậy sẽ làm phá vỡ thế cân bằng này và gây ra các bệnh lý.

Ở trẻ em, khi bị nóng trong thường biểu hiện ra ngoài ở mấy triệu chứng như nổi mẩn ngứa, mụn nhọt… Còn với người lớn, mà đặc biệt là phụ nữ thì khi nóng trong có thể bị đau đầu, mất ngủ, bốc hỏa, nhức xương, rối loạn thần kinh thực vật - lúc nóng, lúc rét, lúc vã mồ hôi, tim hồi hộp, đại tiệu táo, tiểu tiện ngắn, khó… Nếu để tình trạng nóng trong kéo dài thì sẽ làm mất tân dịch, cơ thể khô kiệt, mất nước, suy nhược, mệt mỏi…”.

Bổ sung nước cho cơ thể - một trong những giải pháp hữu hiệu chống nóng trong
Bổ sung nước cho cơ thể - một trong những giải pháp hữu hiệu chống nóng trong

Để phòng tránh, khắc phục tình trạng nóng trong, BS.TS. Nguyễn Hồng Siêm khuyên:“Nên hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn vừa phải chất đạm, trẻ con huyết nhiệt, máu nóng thì đừng ăn nhiều đồ ngọt, các loại hoa quả nhiều đường. Người lớn thì nóng trong do âm hư thì cần bổ âm để tăng tân dịch, ví dụ như uống nước bột sắn dây, nước trái cây có nhiều axit axetic như nước chanh, cam. Nếu có điều kiện có thể dùng một số loại thảo dược hay các bài thuốc dưỡng âm sinh tân để hạn chế tình trạng nóng trong”.

Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền công dụng giải độc, làm mát cơ thể của nhiều loại thảo dược quen thuộc như Cam thảo, Nhân trần, mướp đắng… Đây đều là những loại cây cỏ quen thuộc, gần gũi mà nhiều người vẫn sử dụng để nấu nước uống hàng ngày, đặc biệt vào những ngày hè nóng nực để phòng nóng trong…