Ai nên sàng lọc ung thư phổi?

(Dân trí) - Khi bệnh đã xuất hiện các triệu chứng thông thường bệnh đã ở giai đoạn muộn việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Theo BS Nguyễn Tiến Đồng, Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai (Hà Nội) mục tiêu của sàng lọc ung thư phổi là giúp phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng, bệnh ở giai đoạn sớm từ đó giúp tăng khả năng chữa khỏi. Theo các nghiên cứu báo cáo cho thấy, khi bệnh đã xuất hiện các triệu chứng thông thường bệnh đã ở giai đoạn muộn việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, vì thế việc sàng lọc giúp làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

Việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:

Nhóm 1:

- Tuổi: 55-74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.

Nhóm 2:

- Tuổi ≥ 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao… bệnh nhân đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.

Một số nghiên cứu gần đây trên nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá cho thấy yếu tố ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Hà An

Dòng sự kiện: Ung thư phổi

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm