6 tháng luyện tập giúp người rối loạn nhận thức đảo ngược tình thế?
(Dân trí) - Rối loạn nhận thức khiến cho người mắc gặp phải nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm sao để người thân của bạn có thể sống vui, sống khỏe nếu mắc phải căn bệnh này?
Rối loạn nhận thức là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần. Người bị rối loạn nhận thức sẽ bị giảm sự linh hoạt, chính xác khi thực hiện một số hành vi, chức năng nhận thức thông thường, ví dụ như khi học tập, ghi nhớ, sử dụng ngôn ngữ, thực hiện hành vi xã hội…
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người mắc chứng rối loạn nhận thức từ nhẹ đến nặng. Thông thường, chứng bệnh này hay gặp ở người lớn tuổi. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rối loạn nhận thức đang có xu hướng trẻ hóa khiến cho ngay cả những người trẻ cũng có dấu hiệu mắc. Chứng bệnh này khiến người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm sao để người thân của bạn có thể sống vui, sống khỏe nếu mắc phải căn bệnh này?
Vai trò của thể dục trong việc điều trị rối loạn nhận thức
Một nghiên cứu mới đây của Tiến sĩ Jame A. Blumenthal và các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Y khoa, Viện Đại học Duke (Hoa Kỳ), cho thấy, tập thể dục nhịp điệu trong vòng 6 tháng có thể đảo ngược các triệu chứng rối loạn nhận thức nhẹ ở người lớn tuổi.
Nghiên cứu có quy mô 160 người ở độ tuổi trung bình 65 và được công bố trên tạp chí Neurology.
Theo đó, những người tham gia nghiên cứu gồm những người ít vận động, có nguy cơ bệnh tim mạch và đã có các triệu chứng của rối loạn nhận thức nhẹ.
Những người này được áp dụng chế độ ăn kiêng DASH - là một chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Chế độ ăn này khuyến khích ăn giảm muối, tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, quả hạch, đậu, ngũ cốc, thịt nạc và sữa ít béo.
Các nhà nghiên cứu chia người tham gia thành 4 nhóm:
- Nhóm chỉ tập thể dục nhịp điệu.
- Nhóm chỉ áp dụng chế độ ăn kiêng DASH mà không tập thể dục.
- Nhóm vừa tập thể dục vừa áp dụng chế độ ăn kiêng DASH.
- Nhóm nhận các cuộc điện thoại liên quan đến giáo dục và sức khỏe.
Kết quả sau 6 tháng cho thấy, có sự cải thiện đáng kể về điểm số kỹ năng điều hành ở những người tập thể dục và ăn kiêng so với những người chỉ tập thể dục hoặc chỉ ăn kiêng. Cụ thể, khi mới bắt đầu nghiên cứu, điểm số kỹ năng điều hành của họ tương đương với độ tuổi 93 (dù họ trẻ hơn mức đó những 28 năm). Sau 6 tháng tập thể dục nhịp điệu, họ đã cải thiện được 9 năm, tương đương với người 84 tuổi.
Theo tiến sĩ Blumenthal, chỉ trong 6 tháng tập thể dục thường xuyên, những người bị rối loạn nhận thức nhẹ có thể cải thiện được khả năng lập kế hoạch và hoàn thành một số nhiệm vụ nhận thức nhất định, đó là một kết quả rất đáng khích lệ.
Các giải pháp hỗ trợ
Đối với người bệnh rối loạn nhận thức, việc điều trị cần phải phối hợp nhiều biện pháp. Ngoài luyện tập thể dục, chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng.
Các bác sĩ cho rằng, người mắc chứng rối loạn nhận thức cần một chế độ dinh dưỡng tốt cho não. Một gợi ý phù hợp là chế độ ăn Địa Trung Hải. Đây là chế độ ăn hạn chế đường, muối, mỡ động vật; tăng cường rau xanh, các loại hạt, đậu; sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu hướng dương… có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh ở người mắc rối loạn nhận thức nhẹ.
Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm có chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hóa (EGb 761). Ginkgo Biloba EGb 761 được chiết xuất từ lá cây Ginkgo Biloba - được sử dụng từ rất lâu đời để cải thiện trí nhớ, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hóa (EGb 761) mang lại nhiều tác dụng như hỗ trợ tăng tuần hoàn não, tăng lưu lượng máu não. Ngoài ra, Ginkgo Biloba EGb 761 có tác dụng bẩy gốc tự do, chống oxy hóa. Với những lợi ích như trên, cho đến nay, rất nhiều quốc gia đã khuyến cáo đưa chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hóa (EGb 761) vào hướng dẫn điều trị, phòng ngừa cũng như cải thiện nhận thức ở người rối loạn nhận thức nhẹ. Những người mắc chứng rối loạn nhận thức hoàn toàn có thể sử dụng chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hóa (EGb 761).