1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

5 dấu hiệu mãn kinh mọi phụ nữ nên biết

Bốc hỏa, vã mồ hôi ban đêm, rối loạn kinh nguyệt, "khô hạn"... gây cảm giác khó chịu, song có thể xoa dịu bằng cách bổ sung estrogen.

Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ nào cũng đều trải qua. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm estrogen, nội tiết tố nữ giúp người phụ nữ có vóc dáng mềm mại, tươi trẻ và quyến rũ, đồng thời phát triển đặc tính sinh lý.

Bước vào độ tuổi 30, lượng estrogen bắt đầu giảm 15% mỗi năm. Ở tuổi mãn kinh, hormone này sụt giảm nhanh chóng, chỉ còn 10% so với thời trẻ và gây ra hàng loạt các rối loạn ở nữ giới.

5 dấu hiệu mãn kinh mọi phụ nữ nên biết - 1

Triệu chứng mãn kinh theo từng giai đoạn.

Mãn kinh được đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, sau 12 tháng mất kinh hoàn toàn. Trước khi bước vào thời kỳ này, phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Cơ thể chưa kịp thích nghi với lượng nội tiết tố thấp và dao động, nên gặp nhiều rối loạn khó chịu, như:

Triệu chứng rối loạn vận mạch: Khoảng hai phần ba phụ nữ mãn kinh gặp rối loạn vận mạch từ nhẹ đến nặng, bao gồm các cơn bốc hỏa (cảm giác nóng bừng mặt) đi kèm vã mồ hôi ban đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi và trầm cảm.

Thay đổi tâm lý: Chị em thường thấy nhức nửa đầu, tim đập nhanh, bứt rứt, lo âu, dễ nóng giận, trầm cảm, thiếu tập trung…

Rối loạn kinh nguyệt: Triệu chứng thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh, có thể rong kinh thất thường.

Khô hạn: Suy giảm estrogen làm niêm mạc âm đạo teo, khô, dẫn đến đau rát, dễ trầy xước và chảy máu khi gần gũi bạn đời.

Bệnh lý liên quan: Loãng xương, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ Alzheimer... thường xuất hiện khi mãn kinh. Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú, nội mạc tử cung... cũng có nguy cơ tăng lên.

5 dấu hiệu mãn kinh mọi phụ nữ nên biết - 2

Chiết suất mầm đậu nành isoflavones có tác dụng tương tự nội tiết tố nữ.

Nếu các triệu chứng mãn kinh gây khó chịu quá mức, chị em nên đến bác sĩ sản khoa thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp hormone thay thế đường uống, tiêm hoặc gel bôi ngoài da. Tuy nhiên nên thận trọng, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch hoặc gây gánh nặng cho gan. Estrogen dạng gel bôi ngoài da không chuyển hóa qua gan, nên ít tác dụng phụ hơn.

Ngoài ra, phái đẹp có thể bổ sung hoạt chất isoflavone chiết suất mầm đậu nành thiên nhiên, có tác dụng tương tự estrogen nội sinh. Chị em nên cân nhắc chọn isoflavones dạng hoạt hóa, đã loại bỏ gốc đường thành dạng aglycone, giúp cải thiện các rối loạn suy giảm nội tiết tố.

Tùy mức độ rối loạn, có thể sử dụng 40-60 mg isoflavone mỗi ngày để cân bằng nội tiết tố, vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh trong êm đềm.

Tìm hiểu thêm liệu pháp mãn kinh tại songkhoemankinh.vn.