1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“4 không”, “3 cần” khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn dẫn đến giảm sút chỉ số cân nặng, chiều cao là áp lực của vô số phụ huynh. Phải làm gì để thay đổi tình trạng này của con? Áp dụng phương pháp “4 không”, “3 cần” dưới đây, mẹ sẽ giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng so với các bạn cùng trang lứa.

 

“4 không”, “3 cần” khi trẻ biếng ăn - 1

“4 không” khi trẻ biếng ăn

Không ép trẻ ăn

Nhiều người “ép ăn” để con chóng lớn: sáng bao nhiêu cốc sữa, chiều bao nhiêu bát cháo...., song việc làm đó chỉ khiến trẻ sẽ sợ hãi, ngày càng biếng ăn hơn. Ăn không hứng thú còn làm giảm khả năng hấp thu của bé, khiến bé còi cọc, chậm lớn.

Bị ép ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

Không dụ trẻ ăn

Thực tế, rất nhiều gia đình vì muốn trẻ ăn nên phải “dụ” bằng cách cho chơi điện thoại, ipad, cho xem hoạt hình, quảng cáo; một số trường hợp ông bà, bố mẹ phải làm trò, múa hát,... trẻ mới chịu mở miệng. Tuy nhiên, cách này chỉ làm cho trẻ càng thêm “xao nhãng” việc ăn, khiến trẻ dễ bị đau dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của mắt.

Không cho trẻ đi ăn rong

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, về khía cạnh nào đó, việc cho trẻ ăn rong có thể khiến trẻ ăn được nhiều hơn do bị cuốn hút vào những thứ xung quanh. Nhưng mặt tiêu cực của nó là trẻ sẽ ăn một cách thụ động, không có ý thức. Trẻ ăn nhưng sẽ không có cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được hương vị món ăn một cách đầy đủ.

Không thay thế cơm bằng đồ ăn vặt

9/10 bà mẹ Việt có con biếng ăn nghĩ rằng: Việc cho con ăn nhiều đồ ăn vặt như bánh, kẹo, xúc xích, váng sữa, bim bim, khoai tây chiên… là giải pháp hữu hiệu nhất vì nó có thể giúp trẻ “ấm bụng” hơn nếu lười ăn bữa chính.

Đồ ăn vặt  chỉ khiến trẻ biếng ăn dễ béo phì, chậm phát triển trí lực

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng: Đồ ăn vặt phần đa đều nguy hại cho sức khỏe do chứa quá nhiều đường, dầu mỡ, chất béo nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể lực, trí lực của trẻ. Đây cùng là nguyên nhân gây dư thừa trọng lượng cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, tiều đường…

 “3 cần” giúp cải thiện trạng biếng ăn của trẻ

Thay đổi thói quen cho con ăn

Mẹ nên tập cho trẻ biếng ăn thói quen ăn uống khoa học, ăn đa dạng, cân đối giữa 04 nhóm chất dinh dưỡng (Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất) và chia thành nhiều bữa nhỏ. Các bữa ăn nên diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 02 tiếng.

Mẹ cũng cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn bằng cách cho trẻ ăn theo nhu cầu và ăn cùng gia đình. Đây không chỉ là cơ hội giúp trẻ quan sát, học cách ăn từ người lớn mà còn là bữa cơm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Cải thiện vị giác cho trẻ

Thiếu vi chất nhất là Kẽm và Selen là nguyên nhân khiến trẻ “hời hợt” với thức ăn. Vì thế, để tăng cường chuyển hóa thức ăn và làm tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ, mẹ cần bổ sung cân bằng 2 vi chất này cùng với Lysine và các Vitamin nhóm B.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến hương vị của món ăn, “biến tấu” bữa ăn của con thành những hình dễ thương, ngộ nghĩnh cũng là cách giúp trẻ hào hứng với thức ăn một cách không ngờ.

Tăng chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu

Enzym có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Vì thế, để trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng, phụ huynh cần bổ sung enzym có lợi cho đường ruột như Lipase, α- Amylase, Protease, Lactase…,  kết hợp với chất xơ (Inulin và FOS) và các acid amin (Lysine, Taurin). Khi hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, trẻ mới tăng cân và phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là những “nguyên tắc vàng” dành cho mẹ để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Để tăng thêm sự hào hứng với các món ăn, mách mẹ mẹo nhỏ: Hãy cho trẻ cùng tham gia “làm bếp”, khi ấy, trẻ sẽ tự giác thích thú với món ăn mà mình chuẩn bị, từ đó dần tự lập và có trách nhiệm hơn với việc ăn uống.

Hà Trang

“4 không”, “3 cần” khi trẻ biếng ăn - 2