1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

“Ông tia đất” trấn yểm bức xạ điện từ

(Dân trí) - Sau bài báo <a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2006/12/157527.vip">"Người có khả năng phát hiện nguy hiểm từ tia đất"</a>, Dân trí đã nhận được hàng trăm cuộc gọi của bạn đọc để tìm hiểu thêm về thông tin này. Đài Truyền hình Việt Nam đã mời ông Vũ Văn Bằng làm khách mời của chương trình Người đương thời.

Ông Vũ Văn Bằng cũng vừa trở về từ Sơn La để hoàn thiện nốt công trình tìm nguồn nước ngầm cho một số xã vùng cao và thành công theo ông là hết sức khả quan. Ông cũng vừa chuyển đến báo Dân trí một thông tin hết sức có giá trị: Nhóm chuyên gia thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng - Môi trường - Thương mại - Phong thuỷ ở Hà Nội (mà ông là Giám đốc), đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu về những đặc điểm của bức xạ điện từ có hại của tivi, máy vi tính và điện thoại di động. Đặc biệt là đã tìm ra giải pháp hạn chế tác hại của loại bức xạ này. Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi tiếp tục có cuộc trò chuyện với ông Vũ Văn Bằng.

Thưa ông, việc nghiên cứu mà ông vừa nói, tiến hành có công phu không?

Rất công phu và có trách nhiệm. Chúng tôi sử dụng nhiều thiết bị đo, và làm nhiều phép tính, lấy từ rất nhiều thông số để có thể có những kết luận bước đầu về những tác hại này.

Vậy có thể nói một cách cụ thể hơn về tác hại của các sóng điện từ?

Trong thời gian qua, có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến báo Dân trí để hỏi thêm thông tin về các khả năng phát hiện những nguy hiểm từ tia đất của ông Vũ Văn Bằng. Được sự đồng ý của ông, chúng tôi xin đăng số ĐTDĐ để bạn đọc có thể trực tiếp gọi và liên hệ với ông Bằng: 0914374333.

Bức xạ điện từ hay trường điện từ (Electromagnetic Fields, EMFs). Từ trường luôn luôn gắn liền với dòng điện (các hạt mang điện chuyển động) cũng như điện trường luôn luôn gắn liền với điện tích. Do đó, mọi dòng điện đều gây ra từ trường trong khoảng không gian chung quanh nó. Và mọi điện tích khi thay đổi vận tốc (tăng hoặc giảm), mọi từ trường biến thiên, đều là nguồn gốc sinh ra trường điện từ.

Bức xạ điện từ có 2 loại phân theo nguồn gốc: tự nhiên và nhân tạo. Điện từ tự nhiên đến từ không gian và trái đất là loại môi trường tự nhiên vốn có và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Cũng như tất cả mọi sự vật sự việc khác chúng có 2 mặt đối lập - tích cực và tiêu cực đối với mọi sinh hệ trên trái đất ngay từ buổi bình minh xuất hiện sự sống. Chúng chằng chịt trong không gian và bủa vây quanh nơi ta đang sống, thậm chí còn thâm nhập sâu vào các cơ thể sống. Tức là chúng ta luôn luôn bị  bắn phá bởi các loại bức xạ này. Nếu một loại bức xạ điện từ nào đó vượt quá ngưỡng (gọi là dị thường) của môi trường tự nhiên đã "quy định" thì gây hại đến sức khoẻ con người. Bão từ là một ví dụ dễ thấy.

Ngày nay, ngoài sự hứng chịu bức xạ điện từ tự nhiên, con người còn chịu thêm bức xạ điện từ nhân tạo. Loại bức xạ này cũng nhiều vô kể, và được sản sinh ra từ quá trình sản xuất (trong mọi lĩnh vực hoạt động), truyền tải và sử dụng điện. Đặc biệt gần gũi hơn là các thiết bị điện gia dụng: hệ thống cáp cấp điện, máy vi tính, tivi, điện thoại di động, đầu video, máy nóng lạnh, bếp điện, quạt, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy sấy tóc, máy cạo râu, máy xay sinh tó, hút bụi, đồng hồ điện, chăn gối điện, lò vi sóng (microwaves) và đồ nghề chạy điện...

Ngoài ra, còn phải kể đến những vùng cận kề đường dây cao thế, dây tiếp đất của hệ thống thu lôi, dây tiếp đất của các thiết bị điện, các máy điện đang vận hành, đường ống dẫn khí, cấp và thải nước, cáp điện chôn ngầm dưới đất... trên không trung còn có sóng âm thanh, vô tuyến, rada, vệ tinh địa tĩnh, điện thoại không dây...

Tất cả những thiết bị kể trên đều bức xạ điện từ. Chúng tạo nên bản "đại hợp xướng trường điện từ" bao quanh, kể cả xuyên qua và ngự trị nội thể con người. Nếu vượt ngưỡng, cơ thể con người bị tác động quá lâu hoặc quá nhiều đến một lúc nào đó sẽ phát bệnh.

Các vật liệu che chắn như nhà cửa, tường xây, kính ốp... có tác dụng che chắn các trường điện từ này không?

Một đặc điểm hết sức cơ bản, mọi người cần nhận biết trước tiên là: điện trường không thể xuyên qua các vật liệu xây dựng, ngược lại từ trường (giống như lực hấp dẫn) không bị cản bởi các loại vật liệu ấy. Do vậy, nhà cửa hoặc những vật che chắn khác không có ý nghĩa đối với từ trường.

Nghiên cứu của chúng tôi tập chung chủ yếu vào các nguy cơ nhân tạo. Mà những nguy cơ này thì hiển hiện quanh con người rất nhiều.  Trong số đó, đặc biệt phải kể đến tivi, máy vi tính và điện thoại đi động. Tuy nhiên đến nay khoa học vẫn chưa phân định chắc chắn mức độ có hại này đối với con người như thế nào mà mới chỉ dừng ở mức cảnh báo, như trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập. Đặc biệt nhiều trong thời gian gần đây.

Chúng tôi đã tiến hành loại thí nghiệm đo bức xạ điện từ của 3 loại máy mà mọi người đang sử dụng, tiếp xúc nhiều nhất là: ti vi, vi tính và điện thoại di động. Nội dung nghiên cứu giải quyết 2 vấn đề cơ bản: đặc điểm trường bức xạ điện từ của từng loại máy (phạm vi, độ lớn) và tìm giải pháp vô hiệu hoá loại bức xạ này bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng.

Vậy đối với tivi, các bức xạ có hại đo được như thế nào?

Sóng điện từ tivi thuộc loại tần số thấp - VLF (very low frequencies). Chúng ta ngồi trước màn hình ti vi, tập tức bị tấn công bởi nhiều loại ánh sáng khác nhau đến từ màn hình như ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 103nm), ánh sáng tia tử ngoại (bước sóng 320nm), phát xạ điện từ VLFs (tần số thấp - very low frequencies) và ELFs (tần số siêu thấp - extremely low frequencies) tới 2,5 milligaus và 25 v/m. Kết quả này được đo ở khoảng cách 20 inches (1 inch=2,54cm) tính từ màn hình và lấy bình quân của 3 lần đo. Ngoài ra còn có tia X quang yếu  vẫn lọt ra từ phía bên và phần sau của máy.

Theo đài BBC, chương trình "Thế giới ngày mai" (Tomorrow World) đã đề cập đến một hiện tượng khá lý thú như sau: Gắn một mẩu vàng vào màn hình vô tuyến, sau 2 năm hoạt động, gỡ thỏi vàng ra và đem đi phân tích thì thấy không còn là vàng nữa, vì các điện tử bắn ra từ đèn hình vô tuyến đã gây ra hiện tượng phân rã phóng xạ.

Kết quả nghiên cứu của Công ty chúng tôi cũng cho thấy: Với đèn hình 21 inch, đặt trên giá gỗ cao 60cm, cách mặt sàn lát gạch men, bức xạ điện từ của đèn hình tivi ra phía trước với khoảng cách tới 3,5m (tính từ màn hình) và rộng 1,5m về mỗi phía (theo chiều ngang tính từ trục hướng tâm màn hình), tạo ra trường điện từ có dạng hình hoa chuối, nhưng không đối xứng theo phương thẳng đứng, chỉ đối xứng theo mặt phẳng nằm ngang đi qua tâm đèn hình. Còn lực từ trường, nếu lấy lực dọc trục nằm ngang qua tâm là 1 đơn vị thì lực tại các khoảng cách xa trục theo mặt phẳng ngang mỗi bên 50, 100, 150cm tăng lên tương ứng là 3, 5, 6 lần.

Cũng lấy trục dọc này làm tâm cho mặt phẳng thẳng đứng với lực từ bằng 1 đơn vị thì khi lên cao 37,5; 87; 107,5cm lực từ tăng tương ứng 3, 5, 6 lần.

Tuy nhiên lực từ cả 2 phương đứng và ngang càng gần màn hình càng lớn và ngược lại càng xa màn hình yếu dần. Sở dĩ có hiện tượng bất đối xứng theo chiều thẳng đứng là do dòng điện từ thoát ra từ nửa dưới của màn hình bị sàn nhà hấp thụ bớt một phần (tiếp đất).

Những nghiên cứu trên đủ cảnh báo việc tất cả những ai "nghiện" tivi, ngồi gần tivi đều có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ bởi các tác động của điện từ trường từ tivi.

Hiện nay hầu như ai cũng phải làm việc với máy tính. Những tác hại của máy tính đo được như thế nào? 

Cũng như vô tuyến, sóng điện từ máy vi tính làm việc ở dải tần VLFs. Người ngồi sử dụng máy vi tính gần như áp sát màn hình, tức là mặt và ngực đối diện trực tiếp với màn hình. Không những thế máy vi tính ở các văn phòng, cơ quan... được bố trí cạnh nhau thành hàng ngang hoặc dọc (trước sau). Nên các nhà nghiên cứu ở đây đã tiến hành đo đạc kỹ lưỡng kể cả trước và sau máy theo trục dọc đi qua tâm màn hình.

Với màn hình vi tính cớ 17 inchs, bức xạ điện từ ra phía trước với khoảng cách có thể nói là khá xa tới 3,5m không kém màn hình vô tuyến cỡ 21 inchs. Bức xạ điện từ ở phía sau máy cũng đáng kể, tới 2,6m.

Cũng tương tự đèn hình vô tuyến trường bức xạ điện từ của máy vi tính có dạng hình hoa chối không đối xứng cả trước và sau màn hình. Theo dọc trục hướng tâm càng gần màn hình lực từ càng mạnh, chênh nhau 6 lần. Theo chiều rộng ra 2 bên tính từ trục hướng tâm chứa mặt phẳng nằm ngang thì lực từ càng ra xa càng tăng, chênh nhau cũng 6 lần.

Trường điện từ với phạm vi lan toả rộng như vậy, nếu trong căn phòng có nhiều máy đặt cạnh nhau thì hiện tượng cộng hưởng hoặc nguyên lý chồng chất điện từ xẩy ra là không tránh khỏi. Những nghiên cứu này cho thấy càng ngồi gần máy tính và càng "Nghiện" máy tính nhiều, càng nguy hiểm.

Còn với những chiếc điện thoại di động, vừa nhỏ, vừa xinh, lúc  nào cũng được đeo bên người, các sóng điện từ từ ĐTDĐ có đến mức đáng ngại không nếu phải luôn sử dụng nó?

Điện thoại đi động có tần số vi sóng - SHF (Super High Frequencies). Tác hại của điện thoại di động gây ung bướu đã được nghiên cứu khá nghiêm tức và tốn kém với quy mô rộng lớn (IARC - Viện nghiên cứu ung thư quốc tế và WHO - Tổ chức y tế thế giới đã  bỏ ra 200 triệu USD cho nghiên cứu này), nhưng đến nay vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Kết quả thực nghiệm của Công ty Phong Thuỷ chỉ ra rằng: tuy máy rất nhỏ nhưng bức xạ điện từ lan toả ra khá rộng với bán kính khoảng 1,1 - 1,3m. Tức là có tính đẳng hướng. Còn lực từ tập trung mạnh nhất ở sát vỏ máy gấp 5 lần ở chu vi. Nếu so với TV và vi tính chỉ kém có 1 cấp.

Trong lần trao đổi trước, ông có nói đến việc dùng than hoạt tính (THT) để khử từ, nhưng đó là các tác hại từ đất.  Vậy với các tác hại này rất gần gũi con người, liệu có thể dùng THT để khử từ?

Với tinh thần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", Công ty đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm chống các loại bức xạ điện từ này bằng than hoạt tính chất lượng cao, sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.

Thử nghiệm bằng cách lần lượt dùng than hoạt tính với liều lượng khác nhau và đặt ở những vị trí có thể đón chặn bức xạ điện từ ngay khi chúng vừa thoát ra khỏi màn hình cho các máy đã được đo bức xạ điện từ trước đó.

Sau mỗi đợt đặt thử nghiệm, tiến hành đo kiểm tra lại trường bức xạ điện từ, kết quả nhận được là chúng hoàn toàn bị triệt tiêu. Liều lượng và vị trí đặt than hoạt tính tối ưu đã được xác định như sau: với máy vi tính cần 2 hộp, mỗi hộp 0,15kg than hoạt (với lượng này bán kính hấp thu hiệu dụng là 1,2m); đối vơi TV chỉ cần 1 hộp là đủ.

Vị trí đặt cho 2 loại máy được thể hiện trên ảnh minh hoạ. Còn đối với điện thoại đi động công ty đang chế tạo một loại màng than hoạt tính mỏng, nhẹ dán phía sau máy. Tất cả các công đoạn thử nghiệm đã hoàn tất và đạt độ tin cậy cao.

Có lẽ đây là giải pháp vừa hiệu quả, vừa đơn giản tiện lợi, vừa rẻ. Người sử dụng máy, nhất là trẻ em hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên kết quả cuối cùng chúng tôi sẽ xin phép các cơ quan hữu quan mới công bố chính thức.

Trong thời gian tới, ông có tiếp tục nghiên cứu các tác hại do sóng điện từ từ các vật dụng khác và cũng sẽ tìm ra các biện pháp xử lý?

Chúng tôi đang tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu nữa để phục vụ cho việc bảo vệ sức khoẻ con người. Cái lạ của người Việt Nam là chỉ khi có bệnh mới bắt đầu "vái tứ phương". Còn ở các nước phát triển thì việc hiểu và phòng chống lại là cơ bản nhất.

Xin cảm ơn ông!

Đức Trung
(Thực hiện)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm