Tham quan nhà máy ô tô hiện đại nhất thế giới
(Dân trí) - Phá vỡ lệ thường, Peter Claussen - giám đốc nhà máy Leipzig của BMW - đã tổ chức hẳn một cuộc thi kiến trúc với sự tham gia của những công ty thiết kế hàng đầu thế giới, nhằm kiến tạo một khu sản xuất trung tâm thực hiện những chức năng đặc biệt: nâng cao chất lượng đối mới, thúc đẩy quá trình xử lý sự cố, thắt chặt liên kết giữa quản lý và công nhân...
Đáp lại mong mỏi của Claussen, kiến trúc sư người Anh Zaha Hadid - từng đạt giải thưởng cao quý Pritzker - đã chuyển tải toàn bộ ý tưởng về một không gian khoáng đạt, trong suốt, chan hòa ánh nắng... thành mô hình mới của nhà máy Leipzig - được đánh giá là nhà máy ôtôt hiện đại nhất, cho năng suất cao nhất trong ngành xe hơi thế giới hiện nay.
“Văn hóa trong suốt”
Hơn tất thảy, ấn tượng đầu tiên về nhà máy Leipzig của BMW là sự trong suốt gần như tuyệt đối. Toàn bộ mặt tiền nhà máy là kính gương - biểu tượng khẳng định văn hóa quản lý của BMW đặt nền móng trên giao tiếp cởi mở và trực tiếp.
Cũng không có bất kỳ cửa nẻo hay cống gác nào trước lối vào nhà máy với mục đích ngăn chặn người ngoài xâm phạm.
Nơi của văn minh ánh sáng
Không gian khoáng đạt
Không ai ở Leipzig được phép sở hữu phòng riêng, ngay cả ngài giám đốc Peter Claussen. Không gian làm việc thông thoáng được thiết kế với mục đích củng cố luồng giao tiếp giữa công nhân dây chuyền, chuyên gia kỹ thuật, giám sát chất lượng và quản lý.
Giám đốc nhà máy
Để làm được điều nay, tự tay Claussen đã chọn lọc ra một đội ngũ kỹ sư “tinh nhuệ” nhất, giúp ông phác thảo bố cục và lên quy trình hợp lý sao cho nhà máy có khả năng tiếp nhận những mẫu xe tân tiến không chỉ vào thời điểm hiện tại mà cả ở tương lai.
Xưởng khung vỏ
Đây là nơi công nhân có thể vừa trò chuyện, cười đùa vừa làm việc. Chả trách vì sao đây là nơi họ ưa thích nhất.
Bữa ăn như một gia đình
Công nhân và quản lý Leipzig cùng ăn trưa trong căn-tin của nhà máy. Với sàn lát gỗ và ánh đèn ấm cúng, trông nó chẳng khác nào một nhà hàng sang trọng thường gặp ở những tòa văn phòng cao cấp.
Theo ý của Claussen, căn-tin bắt buộc phải nằm ở tầng thứ 2 trong khu nhà trung tâm, để cho công nhân dây chuyền có “cơ hội” leo cầu thang, đi ngang qua bàn làm việc của quản lý của giám sát viên và quản lý. Mục đích là để tăng thời gian trao đổi, tiếp xúc cũng như gạt bỏ tâm lý “ngại” gặp lãnh đạo để cùng giải quyết vấn đề.
Giám sát kỹ thuật từng giây phút
Thậm chí họ còn biết ngay tắp lự sự cố xảy ra ở khâu nào: khu lắp ráp, xưởng sơn, xưởng đánh bóng..., tùy theo băng tải ngừng hoạt động ở chỗ nào. Hệ thống băng tải này dài 4 km, được lắp đặt phía trên đầu và chạy vòng quanh nhà máy Leipzig.
Tĩnh lặng như động cơ 7 Series
Khôi Vinh
Theo Business Week