Nhà thầu xây dựng nói không với tôn giả, tôn nhái

Tôn giả ngang nhiên hoành hành trên thị trường. Đó là thực tế khó phủ nhận. Tuy nhiên đã đến lúc người tiêu dùng cần nhận thức đúng về quyết định của mình dựa trên tính toán và so sánh thiệt hại nếu sử dụng tôn giả, tôn nhái.

Với sự hỗ trợ và lên tiếng mạnh mẽ từ các đơn vị sản xuất tôn có thương hiệu được bảo hộ, có các “thông số vàng” và nhiều cách đơn giản giúp thượng đến của mình dễ dàng phân biệt tôn thật - tôn giả một cách hiệu quả.

Không bao giờ tham bát bỏ mâm

Ông Võ Đắc Khôi - Thành viên Hội đồng kiểm soát, Cố vấn cấp cao, Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, một nhà thầu xây dựng nằm trong top nhà thầu ngoài quốc doanh uy tín nhất Việt Nam cho biết: Thị trường tôn tại Trung Quốc đang bị dư thừa. Vì vậy, nhà sản xuất Trung Quốc tìm cách đẩy hàng sang Việt Nam nhằm giải phóng lượng lớn hàng tồn kho. Một bộ phận thương nhân người Việt vì ham lợi nhuận vi phạm pháp luật, yêu cầu chủ hàng giảm chất lượng tôn, lợi dụng thương hiệu tốt trong nước tiến hành in đè lên biến tôn trôi nổi thành tôn có thương hiệu đánh lừa người tiêu dùng. Đối với Nhà thầu Hòa Bình, chúng tôi không sử dụng tôn không rõ nguồn gốc, tôn không đủ chất lượng cho công trình của mình. Mọi đơn hàng, mọi sản phẩm đều được yêu cầu cung cấp nguồn gốc xuất xứ, đăng ký nhãn hiệu bản quyền, sản xuất tự nhà máy nào, theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào một cách minh bạch.

Theo tính toán của lãnh đạo một nhà thầu xây dựng khác, giá trị phần mái chỉ chiếm 10% trong tổng số giá trị xây dựng của một công trình xây dựng. Trong đó trừ đi phần sắt hộp thì tỷ lệ mái tôn chỉ đạt 5%. Ví dụ một dự án nhà xưởng công nghiệp có hợp đồng xây dựng 100 tỷ thì kinh phí dành cho phần mái tôn là 5 tỷ. Thông thường, khi quyết toán với chủ đầu tư, nhà thầu sẽ đề nghị thanh toán hết 100% khối lượng công việc . Nếu chỉ vì chất lượng mái tôn có vấn đề về độ dày, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập nhèm tiêu chuẩn kỹ thuật… thì số tiền 100 tỷ sẽ bị gác lại chờ thẩm định. Như vậy, nếu có tiết kiệm được vài trăm triệu từ 5 tỷ tiền mái tôn mà bị ách lại cả khoản 100 tỷ thì nhà thầu lãnh quả đắng vì “tham bát bỏ mâm”. Vì vậy, nhà thầu xây dựng uy tín không dại dột gì mà bỏ qua khâu kiểm tra, sử dụng sản phẩm tôn chính hãng, có thương hiệu được bảo hộ để bảo vệ uy tín thương hiệu.

Thông số “vàng” giúp khách hàng phân biệt tôn thật – tôn giả

Đại diện lãnh đạo Cty Tôn Phương Nam khuyến cáo: “Hiện trên thị trường xuất hiện một số hiện tượng có dấu hiệu sản xuất và kinh doanh hàng nhái, hàng giả sản phẩm của chúng tôi dưới các hình thức: xuất hiện tôn mạ mầu nhái với các tên gọi như: SC Việt Nhật, SCC Việt Nhật, Tôn Việt Nhật, Tôn Nhật Việt, Tôn Nhật, Tôn Japan; Một số xưởng cán sóng tôn nhập sản phẩm tôn mạ mầu không rõ nguồn gốc kém chất lượng chủ yếu từ Trung Quốc sử dụng máy in phun được gắn trên trên máy cán tôn in giả nhãn hiệu Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật; Một số đơn vị in giả thông tin và mạo nhận là nhà phân phối sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu của chúng tôi và chào giá thấp hơn giá Công ty Tôn Phương Nam bán cho các đại lý phân phối từ 10-20% “.

“Chúng tôi khuyến cáo hệ thống đại lý, nhà phân phối cảnh báo cho khách hàng của mình về hiện tượng lừa đảo trên để tránh xảy ra mất mát không đáng có. Chúng tôi cũng đề nghị khách hàng nên mua hàng trực tiếp từ các nhà phân phối chính thức tại khu vực để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời khi phát hiện các hiện tượng trênn chúng tôi mong nhận được thông tin phản hồi lại cho chúng tôi hoặc cơ quan chức năng để xử lý”.

Để  mua đúng sản phẩm Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật có 3 cách:

Cách 1: Quan sát thông tin in trên mặt lưng sản phẩm với hai dòng thông số in liên tục với khoảng cách mép từ 5cm – 7cm, khoảng cách các giải thông tin liên tục cách nhau 2m trải dài suốt dải tôn toàn cuộn, cụ thể:

1.     

Phần
in chìm màu đỏ dưới màng sơn chống giả không thể tẩy xóa:

Phần in chìm màu đỏ dưới màng sơn chống giả không thể tẩy xóa:

SSSC TON VIET – NHAT  0,40MM

(1)                                         (2)

-          (1): Thương hiệu Tôn Phương Nam – SSSC Tôn Việt Nhật

-          (2): Độ dày thực tế của sản phẩm tính bằng milimet.

2.      Phần thông tin in nổi màu đen:

SSSC  TON VIET – NHAT  JIS G3312  M0123456   899  0.40MM(3.53KG/M +_0.06)

(1)                   (2)                          (3)                (4)           (5)    (6)                   (7)

1- Tôn Phương Nam

2- Tôn Việt – Nhật

 

3- Tiêu chuẩn Nhật Bản

4-Mã cuộn

5 - Chiều dài của tôn

6- Độ dày thực tế của sản phẩm

7- Khối lượng thực tế của sản phẩm

Cách 2: Sử dụng thiết bị đo panmer để đo độ dày.

Cách 3: Sử dụng phương pháp cân tấm tôn kiểm tra độ dày.

Để
mua đúng chất lượng cũng có 2 cách như sau:


Để mua đúng chất lượng cũng có 2 cách như sau:

Cách 1: Dựa vào các tiêu chuẩn ký thuật của sản phẩm bao gồm: Sản phẩm tôn mạ phải đạt các tiêu chuẩn công nghiệp; Thời gian phun muối phải trên 500h; T-bend phải đạt <2T; Tiêu chuẩn chả búa MEK phải đạt: mặt chính 100 búa, mặt lung 70 búa; Tiêu chuẩn ERICHSEN phải đạt 95%.

Cách 2: Nhận biết bằng cảm quan: Bề mặt tôn phải mịn, đều; Mép tôn thẳng, không có gợn sóng cạnh; Mặt sơn không bong tróc, rộp, xước; Không gây ra tiếng động lớn do kim loại biến dạng mạnh trong quá trình cán tạo sóng; Màu sơn phải đồng nhất.