Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương thế nào?

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải đáp cụ thể về hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương.

Hệ số phụ cấp nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thực hiện theo Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH và hệ số phụ cấp lưu động áp dụng theo Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH có đúng không?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì:

Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương thế nào? - 1

Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương (Hđc) trong công thức số (1) để xác định tiền lương của các loại lao động trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích do các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I, không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II, không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2015 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ; từ ngày 1/1/2016 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ).

Hệ số phụ cấp lương (Hpc) tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích, bao gồm: Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Chinhphu.vn