Thời cơ “vàng” để thăng tiến
(Dân trí) - Khi sếp của bạn bắt đầu có dấu hiệu xuống “phong độ” như: sao nhãng công việc, thường xuyên vắng mặt, hiệu xuất công việc giảm, vướng chút tai tiếng,… trong khi bạn là người tiềm năng, trách nhiệm. Điều này nghĩa là cơ hội “vàng” đã đến với bạn.
Biết chớp đúng thời cơ, bạn sẽ thành công như mong đợi (ảnh minh họa)
Chuyên gia Robert nói rằng: “Những dấu hiệu trên cho thấy sếp của bạn đã không còn đủ sức để đảm nhận vai trò lãnh đạo. Bạn nghĩ cơ hội cho mình đã đến, suy nghĩ này hoàn toàn hợp lý. Bạn không cần quá lo lắng mọi người sẽ cho rằng bạn “dậu đổ bìm leo” vì với những tố chất có sẵn, cộng thêm sự thông minh khôn khéo việc bạn thăng tiến là điều đương nhiên. Thêm vào đó hãy nghĩ đến những bước dưới đây để cơ hội trở thành hiện thực”.
Vị trí, vị trí và vị trí
Bạn đang ở vị trí nào? Thăng tiến là một quá trình dài và vất vả, vì vậy khi sếp xuống “phong độ” cũng sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để sếp trả lại danh hiệu. Do đó, bạn cần xác định xem bạn đang ở vị trí nào, để đề ra những bước đi cụ thể cho con đường sự nghiệp của mình.
Tiếp cận ban quản lý
Là người mở màn cho những ý tưởng tuyệt vời
Những ý tưởng sáng tạo luôn là cách gây ấn tượng tốt nhất với sếp và đồng nghiệp. Bạn nên quan tâm tới việc làm thế nào để những ý tưởng của mình không chỉ là suy nghĩ mà nó cần được hành động hóa, được tiến hành và đem lại kết quả bất ngờ. Có thể để biến ý tưởng thành hành động là một quá trình gian nan nhưng không phải là không thực hiện được, nhất là đối với những người có chí cầu tiến, luôn làm chủ năng lực bản thân.
Hoàn thành xuất sắc công việc
Bên cạnh những “chiêu” thực tế, bạn cũng đừng nên sao nhãng phần công việc của mình. Hãy nhớ, bạn thể hiện bản thân mình nhiều bao nhiêu thông qua kết quả công việc thì thành công bạn thu được sẽ nhiều bấy nhiêu. Hiệu xuất công việc chính là minh chứng tốt nhất cho năng lực làm việc của bạn và các sếp lớn sẽ lấy đó làm thước đo. Vì vậy dù bạn có hoạch định chiến lược gì cũng đừng nên bỏ qua con át chủ bài quan trọng này.
“Lấy lòng” đồng nghiệp
Một yếu tố quan trọng không kém, góp phần thúc đẩy con đường thăng tiến của bạn chính là đồng nghiệp. Cũng theo Robert: “Khi bạn được lòng đồng nghiệp tức là bạn đã nắm chắc 50% số phiếu vào vòng trong. Dân chủ nơi công sở đang ngày được đề cao, vì vậy tiếng nói của đồng nghiệp ngày càng có sức nặng. Bạn cần khôn khéo “lấy lòng” họ bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng điều quan trọng là dù bạn tung “chiêu” nào thì cũng cần được xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng và hòa đồng”.