Sự thật 200 ngàn người có bằng ĐH, CĐ thất nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong số hơn 1 triệu người bị thất nghiệp (cả nước) trong 3 tháng đầu năm, có tới hơn 200 nghìn người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây là thực trạng báo động.

Ba tháng đầu năm, 200.000 người trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học thất nghiệp.
Ba tháng đầu năm, 200.000 người trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học thất nghiệp.

Sinh viên đua nhau thấŴ nghiệp

Ngô Cao Sơn, sinh năm 1985 (quê Hà Tĩnh) tốt nghiệp bằng khá trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nội. Để có cơ hội việc làm, Sơn nộp đơn xin học liên thông lên Trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội. Sau khi ra trưᷝng, Sơn đi khắp thành phố nộp hồ sơ xin việc nhưng không ai nhận.

Hết làm nhân viên quán cà phê đến nhân viên trông giữ xe đạp, cuối cùng, Sơn cũng được nhận dạy hợp đồng tại một trường THCS thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội). Tuy Ůhiên, vì lương thấp, không đủ tiền ăn, xăng xe, tiền nhà…, Sơn quyết định rời Hà Nội về quê.

Tưởng về quê sẽ dễ kiếm việc, ai ngờ hồ sơ gửi đi nhưng không một đơn vị nào chịu nhận. Cha mẹ Sơn làm nông, nhà nghèo “rớt mồng tơiℝ. Dù tuổi gần 60, nhưng cha Sơn vẫn hằng ngày dùng xe thồ chở muối đi đổi khoai, sắn, gạo, thóc.

Vất vả từ sáng tinh mơ đến tối mịt, đi hàng chục kilômét cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. Thương cha, Sơn đành bỏ sự nghi᷇p làm thầy, xin làm cộng tác viên ở phòng văn hóa huyện.

“Tất cả các chương trình nghệ thuật, hội, họp của huyện… đều do mình thiết kế phông chữ, chương trình, nhưng suốt 3 năm miệt mài cống hiến vẫn không được ký hợp đồng”, œơn cho biết. Theo Sơn, dù có làm tốt đến mấy cũng không được ký hợp đồng chỉ vì cha mẹ không kiếm nổi vài chục triệu đồng để “chạy chọt” như người khác.

Thực ra, không phải chỉ có Sơn thất nghiệp, mà hiện nay, có hàng trăm ngŨìn sinh viên ra trường chưa có việc làm. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH (công bố ngày 1/7), trong quý I năm 2014, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với quý 4 năm 2013.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, nhóm lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm. Cụ thể, trong quý đầu năm, có 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp, tăng 4,3 nghìn người so với quý 4 năm ngoáiĮ Ngoài ra, có 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp, tăng 7,5 nghìn người so với quý 4 năm 2013.

Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), 3 tháng Ċđầu năm 2014, cả nước có hơn 500 nghìn thanh niên (từ 15-24 tuổi) bị thất nghiệp, tăng 17 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái với gần 1,3 triệu lao động thiếu việc làm. “Đặc biệt, có 21,2% thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ từ đại học trở lên bị thấŴ nghiệp”, ông Ngọc nói.

Lương, thưởng chênh lệch lớn

Theo công bố của Bộ LĐ-TB&XH, thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực nhà nước cao nhất với 6 triệu đồng/tháng (riêng doanh nghiệpĠnhà nước hơn 6,8 triệu đồng/tháng); trong khi đó, khu vực cá thể có mức thu nhập thấp nhất, chỉ 3,2 triệu đồng/tháng.

Nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn thấp nhất với 3,2 triệu đồng/tháng; trong khi nhóm ngành công nghi᷇p xây dựng là 4,5 triệu đồng và nhóm ngành dịch vụ 5,4 triệu đồng.

Qua điều tra trong quý I, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thu nhập bình quân tháng của lao động ngành “hoạt động tài chính, ngân hàng” và “kinh doanh bất đᷙng sản” cao nhất, lần lượt là 8,1 và 7,6 triệu đồng. “Đây là hai ngành có mức thu nhập tăng nhiều nhất so với năm ngoái (tăng 0,8 và 1,7 triệu đồng).

Ngành nào sẽ tuyển dụng nhiều nhất?

Kết quả điều tra thực trạng sử dụng lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013 cho thấy, số lao động có nhu cầu tuyển thêm năm 2014 khoảng 600 nghìn người. Theo ông Ngọc, ngành có nhu cầu tuyển lao động nhiều nhất là “công nghiệp chế biến, chế tạo” với 288 nghìn người và “xây dựng” 50 nghìn người.

PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc cũng cho biết, trong năm 2014, kinh tế vĩ mǴ tiếp tục phục hồi sẽ tạo cơ hội cho thị trường lao động chuyển biến tích cực. Nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục tăng, tập trung tại những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

“Thực tế, trong quý I, có hơn 346č nghìn người được giải quyết việc làm; 323 nghìn lao động được hỗ trợ tạo việc làm trong nước và 7,7 nghìn người được tạo việc làm thông qua Dự án vay vốn tạo việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm”, PGS.TS Ngọc cho biết.

ǔng Nguyễn Văn Liệu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, với thực trạng số liệu thanh niên thất nghiệp gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, là phải làm sao cải thiện tốt hơn hệ thống giáo dục đào tạo.

č

Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng, các số liệu công bố của Bộ LĐ-TB&XH khá nóng hổi về thực trạng thanh niên thất nghiệp hiện nay. Theo vị lãnh đạo này, thực tế, trong ba tŨáng đầu năm, cả nước đã có tới 8,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái.

 Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Thống kê về lao động rất quan trọng trong việc đánh giá về thị trường lao động cũng như nền kinh tế”.


Theo Báo Tiền Phong