Rà soát quy định để ngăn ngừa "giả" thất nghiệp
Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, cử tri tỉnh Đồng Nai đề nghị tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ trợ cấp thất nghiệp vì hiện nay ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng “lách luật”, ký hợp đồng lao động “ảo” để chiếm đoạt tiền trợ cấp.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai như sau:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, trong đó chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Triển khai vào thời điểm Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh; chính sách BHTN đã kịp thời bù đắp một phần thu nhập, giúp người lao động mất việc làm có thể duy trì cuộc sống, được tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề… để sớm quay trở lại thị trường lao động.
Chính sách về BHTN đã góp phần ổn định xã hội và giúp cho người lao động bị mất việc làm có điều kiện để tìm việc làm phù hợp.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp và người lao động lợi dụng kẽ hở trong các quy định về BHTN, vi phạm chế độ trợ cấp thất nghiệp để trục lợi như: Người lao động có việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp vẫn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động không bị mất việc làm nhưng chủ sử dụng lao động ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), chốt sổ BHXH, sau đó ký lại HĐLĐ để cho người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động lạm dụng chính sách BHTN: Thông qua người thân ký HĐLĐ có thời hạn 3 tháng để làm thủ tục hưởng một lần nhưng thực tế người lao động không làm việc.
Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Việc làm nhằm hạn chế các bất cập nêu trên.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực triển khai một số việc liên quan đến trợ cấp thất nghiệp như: Rà soát toàn bộ các quy định, quy trình, thủ tục; theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định, quy trình thủ tục có kẽ hở để ngăn ngừa các hành vi trục lợi.
Chỉ đạo hệ thống thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và xử lý các trường hợp hưởng sai chế độ BHTN.
Năm 2014, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, qua thanh tra phát hiện tại TP. Hà Nội có 41 trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn đăng ký để được hưởng với số tiền là 1.147.690.000 đồng. BHXH Hà Nội và Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã kịp thời phát hiện, thu hồi đầy đủ số tiền này.
Tại TP. Hồ Chí Minh có 2.710 trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn đăng ký để được hưởng với số tiền là 14.756.420.410 đồng. Trung tâm Giới thiệu việc làm TP. Hồ Chí Minh đã thu hồi được 11.668.143.331 đồng, còn lại 3.088.277.079 đồng đang tiếp tục được thu hồi.
Những biện pháp trên đã bước đầu góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và người lao động trong việc thực hiện các quy định về BHTN.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, trong đó chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Triển khai vào thời điểm Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh; chính sách BHTN đã kịp thời bù đắp một phần thu nhập, giúp người lao động mất việc làm có thể duy trì cuộc sống, được tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề… để sớm quay trở lại thị trường lao động.
Chính sách về BHTN đã góp phần ổn định xã hội và giúp cho người lao động bị mất việc làm có điều kiện để tìm việc làm phù hợp.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp và người lao động lợi dụng kẽ hở trong các quy định về BHTN, vi phạm chế độ trợ cấp thất nghiệp để trục lợi như: Người lao động có việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp vẫn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động không bị mất việc làm nhưng chủ sử dụng lao động ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), chốt sổ BHXH, sau đó ký lại HĐLĐ để cho người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động lạm dụng chính sách BHTN: Thông qua người thân ký HĐLĐ có thời hạn 3 tháng để làm thủ tục hưởng một lần nhưng thực tế người lao động không làm việc.
Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Việc làm nhằm hạn chế các bất cập nêu trên.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực triển khai một số việc liên quan đến trợ cấp thất nghiệp như: Rà soát toàn bộ các quy định, quy trình, thủ tục; theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định, quy trình thủ tục có kẽ hở để ngăn ngừa các hành vi trục lợi.
Chỉ đạo hệ thống thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và xử lý các trường hợp hưởng sai chế độ BHTN.
Năm 2014, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHTN tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, qua thanh tra phát hiện tại TP. Hà Nội có 41 trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn đăng ký để được hưởng với số tiền là 1.147.690.000 đồng. BHXH Hà Nội và Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã kịp thời phát hiện, thu hồi đầy đủ số tiền này.
Tại TP. Hồ Chí Minh có 2.710 trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn đăng ký để được hưởng với số tiền là 14.756.420.410 đồng. Trung tâm Giới thiệu việc làm TP. Hồ Chí Minh đã thu hồi được 11.668.143.331 đồng, còn lại 3.088.277.079 đồng đang tiếp tục được thu hồi.
Những biện pháp trên đã bước đầu góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và người lao động trong việc thực hiện các quy định về BHTN.
Theo Chinhphu.vn