Phát triển các trường nghề chất lượng cao: Chấp nhận nỗ lực một cách không bình thường!
(Dân trí) - “Đề án trường nghề chất lượng cao tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, được các nước khu vực công nhận về bằng cấp, từ đó tạo tính cạnh tranh khu vực trong bối cảnh nhất thể hóa thị trường lao động ASEAN vào cuối năm 2015”.
Lao động được đào tạo sẽ vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và kỹ năng mềm
Ông Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (ɂộ LĐTBXH) trao đổi với PV Báo Dân Trí khi nói về Đề án “Phát triển trường nghề chất lượng cao tới năm 2020” mới được Chính phủ phê duyệt.
Thưa ông, Đề án “Phát triển trường nghề chất lượng cao tới năm 2020” có điểm gì đặc biệt sɯ với các chương trình đào tạo nghề trước đây?
- Đề án ra đời nhằm quyết nhu cầu lao động có tay nghề cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Theo đó, hết năm 2015, thị trường lao động của các nước ASEAN sẽ từ chỗ có 10 sẽ ɴrở thành 1 thị trường.
Việc di chuyển, tìm kiếm việc làm của lao động giữa các nước dễ dàng hơn. Lao động Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên sân nhà do sự cạnh tranh gay gắt từ phía lao động nước ngoài có tay nghề cao, tiếng Anh tốt và kỹ năng mềm được rèn luyện.
Ngay cả việc ra nước ngoài làm việc, do chưa được công nhận về bằng cấp nên lao động Việt Nam thường phải nhận mức lương như lao động phổ thông.
Từ thực tế như vậy, vấn đề đặtȠra là chúng ta cần đào tạo một đội ngũ tay nghề cao, tiếp cận công nghệ hiện đại và được quốc tế công nhận. Qua đó giúp lao động tự tin hơn khi cạnh tranh về mức lương, cơ hội việc làm.
Vậy, điểm nhấn của Đề án “Phát triển trườɮg nghề chất lượng cao tới năm 2020” là gì, thưa ông?
-
Điểm nổi bật nhất của Đề án là các trường tham gia sẽ có được những nghề
đào tạo ở cấp độ khu vực và quốc tế. Với đầu ra đảm bảo về chất lượng, lao động
của chúng taȠcó thể tự tin tìm kiếm việc làm ở trong nước hoặc khối ASEAN.
Trong việc đánh giá năng suất, lao động được đào tạo đáp ứng tiêu chí chất lượng cao có thể hiểu là kỹ năng caoȠhơn, nắm công nghệ cao hơn và tạo ra năng suất lao động cao hơn.
Năng suất lao động cao tạo ra năng lực cạnh tranh và giá trị kinh tế cao hơn. Đây là vấn đề mấu chốt vì hiện nay lao động Việt Nam có năng suất rất thấp so với nhiềuȍ quốc gia trong khu vực.
Theo kế hoạch, bao nhiêu trường và các ngành nghề nào sẽ được chọn để quy hoạch phát triển thành trường nghề chất lượng cao?
- Trong gần 500 trường trung cấp - cao đẳng nɧhề thuộc các bộ, ngành, địa phương, chúng tôi chọn 45 trường cao đẳng nghề công lập với 34 nghề để định hướng và tập trung đầu tư.
Trong quá trình quy hoạch, nếu các trường đáp ứng được 6 tiêu chí trong quyết định 761/QĐ-TTg ngày Ȳ3/5/2014 thì sẽ được công nhận là trường nghề chất lượng cao. Nếu như các trường nghề dân lập đạt được 6 tiêu chí trên thì cũng được công nhận như vậy.
Theo lộ trình, tới 2018, sẽ có 15 trường được công nhận và tới 2019 cũng có thêɭ 15 trường nữa. Tới năm 2020, có khoảng 40 trường đáp ứng được yêu cầu trường nghề cầu chất lượng cao.
Tăng tính cạnh tranh cho lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEANNhiều ý kiến cho rằng, tiêu chí đánh giá trường nghề chất lượng cao khó thực hiện trong mặt bằng đào tạo hiện nay, thưa ông?
- Đúng là có nhiều người nói tiêu chí cao. Nhưng như vậy mới đòi hỏi các trường phải nỗ lực một cách không bình thường. Bởi nỗ lực bình thường thì chất lượng chỉ mức trung bình và đều đều như nhau.
Nên hiểu đào tạo chất lượng cao là đào tạo theo nhu cầu thực tế chứ không đào tạo hú họa. Trong tương tai, các trường nghề sẽ ɰhải nỗ lực và thay đổi quyết liệt, phải đào tạo theo yêu cầu khu vực và quốc tế.
Đơn cử như tiêu chí về việc làm, Đề án đặt mục tiêu sinh viên sau khi tốt nghiệp phải trên 80 % có việc làm đúng nghề đào tạo. Riêng nghề trọng điểm ởȠcấp độ quốc gia, tỷ lệ sinh viên có việc làm phải trên 90%.
Thực tế hiện nay đã có nhiều trường nghề cam kết với học viên, phụ huynh khi tuyển sinh là 100% sẽ có việc làm. Có như thế mới là trường nghề chất lượng cao, còn không lˠ trường nghề bình thường.
Việc tiếp cận công nghệ và đào tạo sẽ không giống như việc liên kết đào tạo trước đây, xin ông có thể giải thích rõ điều này?
- Điểm khác biệt của chương trình ở cɨỗ: Đây không phải là sự liên kết đào tạo. Bởi nếu liên kết đào tạo, bên nước ngoài sẽ đưa công nghệ máy móc, giáo viên vào Việt Nam. Chúng ta chỉ làm những phần phụ. Khi họ rút thì chúng ta không còn gì cả.
Với mô hình trường nghềȠchất lượng cao này, người Việt Nam sẽ tự thực hiện để tạo ra “sản phẩm” có tính quốc tế. Theo đó, quy trình xây dựng, công nghệ, tiêu chuẩn, chương trình do chúng ta nhập về. Đội ngũ giáo viên được tập huấn ở nước ngoài. Lao động qua đào tạo được kiểm định với các tiêu chí quốc tế…
Kết quả kiểm định có giá trị ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trên ASEAN. Từ đó, người lao động được trả lương theo đúng chất lượng đào tạo và có nhiều cơ hội việc làm.
- Xiɮ cảm ơn ông
Hoàng Mạnh thực hiện
6 tiêu chí
của trường nghề chất lượng cao:
- Quy mô đào tạo tối thiểu là 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp nghề, cao đẳng Ȋnghề (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó có ít nhất 30% học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm. - Về việc làm sau đào tạo, có ít nhấɴ 80% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp, trong đó các nghề trọng điểm đạt ít nhất là 90%. - Về trình độ học sinh, sɩnh viên sau đào tạo, 100% học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp nghề đạt bậc 2/5, hệ cao đẳng nghề đạt bậc 3/5 của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ɮgữ tiếng Anh đạt 300 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các nghề trọng điểm theo chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trởȠlên và được các tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín của khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận văn bằng, chứng chỉ.- Về kiểm định chất lượng, trường đạt cấp độ 3 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề; 100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. - Về giáo viên, giảng viên: 100% giáo viên đạt chuẩn quy định, có trình độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, giáo vɩên dạy các nghề trọng điểm được chuyển giao có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. - Về quản trị nhà trường: 100% cán bộ ɱuản lý của trường được cấp chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề. Các hoạt động quản lý của trường và chương trình đào tạo các nghề trọng điểm được số hóa và mô phỏng hóa theo các công nghệ phần mềm tiên tiến trên thế giới. ȍ |