1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Nhận thông báo trúng tuyển qua tin nhắn, ứng viên "không buồn" nhận việc

Hoài Nam

(Dân trí) - Vui mừng thấy tin nhắn qua messenger thông báo trúng tuyển, Trung chờ thêm email hoặc một cuộc gọi. Chờ mãi không thấy, cậu từ chối đến nhận việc vì thấy công ty... thiếu chuyên nghiệp.

Sử dụng tin nhắn tuyển dụng là... "cạch"

Có kinh nghiệm một năm đi làm, mới đây, Nguyễn Văn Trung, ở Gò Vấp, TPHCM nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trị kinh doanh tại một số công ty. 

Kết quả nhanh nhất là cậu nhận được thông báo trúng tuyển của một doanh nghiệp qua messenger. Trung đánh giá nơi này rất cao, mức lương ban đầu đưa ra là 15 triệu đồng/tháng được chấp nhận, cậu vui mừng vô cùng. 

Nhận thông báo trúng tuyển qua tin nhắn, ứng viên không buồn nhận việc - 1

Nhiều ứng viên từ chối nhận việc vì chỉ nhận được thông báo tuyển dụng qua tin nhắn (Ảnh minh họa)

Trung chờ thông báo trúng tuyển qua email hoặc sẽ có một cuộc gọi từ công ty. Nhưng chờ mãi không thấy, Trung từ chối đến nhận việc mà đến làm một nơi khác ở khởi điểm thấp hơn. 

"Báo tin trúng tuyển hay các thông tin tuyển dụng qua tin nhắn, mình không thấy được sự chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng ứng viên. Nên dù công ty lớn thế nào, mà dùng cách thức này... mình cũng từ chối", Trung nói. 

Việc thông báo thông tin tuyển dụng qua mesenger của các doanh nghiệp cũng kéo theo nhiều phản ứng từ ứng viên. Nhiều người tự xếp đó vào là tin "rác", không có giá trị. Nhưng có người lại nhầm tưởng tin "rác", không kịp đọc tin dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười. 

Như trường hợp Ngọc Dung 23 tuổi, hiện trú tại TPHCM. Cô mới đọc được tin nhắn báo trúng tuyển qua tin nhắn Zalo được nhắn đi cả tuần trước đó. 

Ngọc Dung cảm thấy rất khó chịu và cả ngại ngần vì mình đã không kịp đọc để phản hồi kịp thời, tự nhiên mình thành người... vô duyên. Cảm giác nhân viên phụ trách nhân sự của công ty thiếu chuyên nghiệp, cô vẫn đang băn khoăn việc có nên đến nhận việc hay không?

Đừng để "đánh mất nhau" vì hình thức liên lạc 

Bàn vấn đề trên, chị Lê Thu Hiền, Phòng hành chính nhân sự tại một công ty về nội thất ở Q.12 (TPHCM) thừa nhận trước đây cũng dùng cách thức "chính thống" là email, gọi điện thoại. 

Nhưng gần đây, chị Lê Thu Hiền gửi email và thấy ứng viên phản hồi rất chậm. Khi chuyển qua Zalo hay tin nhắn thấy nhanh, việc phản hồi thuận tiện trao đổi công việc hơn. Với trường hợp nào chưa thấy phản hồi, chị sẽ gọi điện nhắc các bạn kiểm tra tin nhắn. 

Chị Lê Thu Hiền nêu quan điểm: "Tùy vào tính chất công việc, cuối cùng, điều quan trọng nhất làm thế nào để ứng viên nắm bắt đầy đủ thông tin tuyển dụng, yêu cầu của công ty để tránh làm mất thời gian của cả hai bên". 

Nhận thông báo trúng tuyển qua tin nhắn, ứng viên không buồn nhận việc - 2

Cả ứng viên và nhà tuyển dụng cần có sự linh hoạt trong tương tác (Ảnh minh họa)

Bên cạnh nhiều người phản đối thì cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc thông báo thông tin tuyển dụng qua tin nhắn là bình thường. 

Nhất là khi email có thể rơi vào spam, điện thoại đâu phải cứ gọi là ứng viên nghe máy... nên tin nhắn cũng là một kênh thông báo chính thức. Ứng viên nào khó tính, máy móc quá có khi chính mình mất cơ hội, chịu thiệt thòi. 

Từ tình huống này, không chỉ ứng viên mà chính phía doanh nghiệp cũng cần có sự linh hoạt, điều chỉnh để hai bên cùng có lợi. Vì đôi khi, chỉ vì thiếu để ý đến hình thức tương tác mà hai bên "đánh mất nhau". 

Một quản lý nhân sự tại Q.1, TPHCM cho biết, việc nhắn tin, liên lạc

"Tôi không phản đối việc thông báo thông tin qua tin nhắn. Nhưng với những thông báo chính thống, quan trọng, tôi vẫn ưu tiên gửi email, thể hiện sự chuyên nghiệp.

Nếu cần thì mình nhắn tin thông báo cho ứng viên biết. Như vậy là trọn vẹn đôi đường", chị Hoàng Kim Thoa, Trưởng phòng nhân sự tại một công ty ở Bình Thạnh, TPHCM.

tuyển dụng qua messenger hiện nay khá phổ biến. Nhất là bộ phận nhân sự và cả ứng viên là các bạn trẻ năng động, họ chọn hình thức tương tác nhanh gọn nhất. 

Vậy nên, ứng viên không nhất thiết phải quá máy móc. Nhưng phía tuyển dụng cũng cần cải thiện, chuyên nghiệp hơn không bao giờ là thừa.

Theo ông, mấu chốt là nhà tuyển dụng cần làm thế nào để vẫn sử dụng được các kênh giao tiếp này mà vẫn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp cho mình và công ty.

Người này gợi ý, trong thông báo tuyển dụng, cần nêu rõ các hình thức liên lạc, cho ứng viên biết họ sẵn sàng liên lạc qua các hình thức qua tin nhắn điện thoại, messenger, zalo, email, gọi điện thoại...

Với cách như vậy sẽ không gây bất ngờ cho ứng viên và công ty còn có thêm điểm cộng về sự linh hoạt và chuyên nghiệp.