Nam Định: Người trồng niễng thất thu vì rớt giá

Tại xã Nghĩa An, huyện Nam Trực có khoảng 11ha trồng niễng, chiếm tỷ lệ lớn trong toàn tỉnh. So với năm ngoái, năm nay do tình hình dịch bệnh và thiên tai nên giá niễng thấp hơn khiến bà con thất thu.

Củ niễng là loài cây mọc ở dưới nước hay đất nhiều bùn; thân cao trên 1m, lá hình mác. Củ niễng có đường kính từ 2 - 3cm, dài 5 - 6cm. Đã gần 20 năm và được ví là cây làm giàu, giúp người dân có thu nhập ổn định. Bởi, cây niễng rất dễ trồng, dễ canh tác, ít sâu bệnh. Hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn so với trồng lúa, gấp 2 - 5 lần.

Bà con nông dân nơi đây trồng niễng từ tháng Giêng thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. hàng năm củ Niễng được mùa, được giá, mỗi sào thu về gần 10 triệu đồng, thậm chí có thể hơn.

Ngoài thu hoạch bắp niễng, bà con nông dân nơi đây còn lựa chọn những khóm lá đẹp, cắt đem bán cho các cơ sở đan lát mây tre đan để tăng thêm thu nhập.

Nam Định: Người trồng niễng thất thu vì rớt giá - 1

Thu hoạch Niễng tại Nam Trực.
 

Tuy nhiên, giá bán củ niễng năm nay không được giá như mọi năm khiến bà con “buồn thiu” do thất thu kinh tế. Hiện giá bán buôn dao động từ 1.000 - 1.500 đồng/bắp, giá bán lẻ khoảng 2.000 đồng/bắp” chị Tâm, một người dân buôn buôn Niễng cho hay.

Anh Dần, người gắn bó với nghề trồng niễng 5 năm ở đây cho biết, từ đầu vụ cho đến giờ, giá bán thấp hơn mọi năm vài nghìn đồng một bó nên người trồng niễng không vui.

Củ niễng chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng với hàm lượng vitamin cao. Công đoạn sơ chế đơn giản chỉ là việc bóc vỏ Niễng, lấy nõn bên trong ăn sống, luộc lên chấm muối tiêu hoặc thái thái vát lát mỏng rồi xào tỏi. Những món ăn được yêu thích nhiều hơn cả đó là củ niễng xào trứng, xào thịt bò, thịt lợn …

Nam Định: Người trồng niễng thất thu vì rớt giá - 2

Nhiều món ăn ngon được chế biến từ củ Niễng 

Theo các chuyên gia Y tế thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, đặc biệt là có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan, urê máu cao.

Năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, củ Niễng mất giá thu nhập của người dân bấp bênh nên nhiều nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh, thành phố tiêu thụ các món chế biến từ bắp Niễng không còn được như mọi năm. Do đó, thị trường đầu ra không sôi nổi; kéo theo đó giá bán giảm.