1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Thanh Hóa:

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô

Thanh Tùng

(Dân trí) - Thu mua cau tươi rồi đem sấy khô để xuất khẩu sang Trung Quốc, nhờ cách làm này đã đem lại thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi tháng cho gia đình bà Cao Thị Loan ở Thanh Hóa.

Thu nhập "khủng" nhờ nghề sấy cau xuất khẩu (Thực hiện: Thanh Tùng)

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 1

Từ một người thu mua cau tươi, năm 2005 bà Cao Thị Loan (54 tuổi, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) biết đến mô hình sấy cau xuất khẩu sang Trung Quốc. Quyết định đầu tư bạc tỷ vào dây chuyền sấy cau, bà Loan đã gặt hái được thành công, kiếm vài trăm triệu đồng mỗi tháng khi mùa cau về.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 2

Theo bà Loan, mùa sấy cau bắt đầu từ tháng 6 đến tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 3

Vào những ngày cao điểm, tại gia đình bà Loan thu mua khoảng 5 tấn cau tươi. Nguồn cau chủ yếu do người dân trong tỉnh và một số tỉnh ngoài như Hà Tĩnh, Nghệ An cung cấp.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 4

Việc sấy cau khô tại gia đình bà Loan được làm từ năm 2005. Nhiều lao động làm việc tại đây là những người phụ nữ trong thôn, trong xã.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 5

Những quả cau sẽ được phân loại (cau to, cau nhỏ, già, non) trước khi đưa vào chế biến. "Cau tươi được thu mua giá đầu vào khoảng 80-100 nghìn đồng/kg, tùy vào thời điểm, mùa vụ. Có những năm mất mùa, giá cau có thể lên đến 120 nghìn đồng/kg, vì vậy để làm được nghề cau đòi hỏi phải ổn định về nguồn vốn, nếu không rủi ro sẽ rất cao", bà Loan chia sẻ. 

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 6

Theo bà Loan, nghề sấy cau tuy lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn. "Mình làm cau sấy phụ thuộc vào thị trường, có những năm nhiều hàng thì giá thành thấp và ngược lại. Khi mình mua cau tươi giá cao nhưng bán ra cau khô giá thấp thì sẽ lỗ nặng. Như năm 2018 gia đình tôi lỗ gần 2 tỷ đồng", bà Loan bộc bạch.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 7

Quy trình sấy cau tuy không khó nhưng trải qua nhiều công đoạn. Cau tươi sau khi lấy về sẽ được sàng lọc và vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 8

Trung bình mỗi ngày gia đình bà Loan chế biến từ 5-10 tấn cau tươi. Với quy mô hiện tại, gia đình bà đang tạo việc làm cho 10-15 lao động. Mức thu nhập đối với công nhân nhặt và phân loại cau từ 4-5 triệu đồng/người/tháng, công nhân sấy cau từ 9-10 triệu đồng/người/tháng.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 9

Không chỉ sấy cau khô xuất khẩu sang Trung Quốc, vài năm trở lại đây bà Loan còn mở rộng thị trường sang Ấn Độ. Năm nay, do dịch Covid-19 nên bà không thể xuất bán sang Ấn Độ được.

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 10

Cau tươi sau khi được lựa chọn kỹ càng sẽ đem đi luộc qua, để ráo rồi sấy khô trong lò than củi. Những mẻ cau sấy khô đang trong quá trình để nguội, đợi ngày xuất bán. Trung bình 5 tấn cau tươi sẽ cho ra một tấn cau khô. Mỗi ngày gia đình bà sấy được khoảng một tấn cau khô. 

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ những trái cau khô - 11

Theo bà Loan, cau sấy được thương lái Trung Quốc thu mua phục vụ chủ yếu cho chế biến kẹo cau. Vào vụ, cứ 10 ngày bà xuất sang Trung Quốc một lần. Mỗi lần từ 5-10 tấn. Với giá bán 300-400 nghìn/kg (tùy thời điểm), mỗi tháng trừ hết chi phí bà lãi từ 200-300 triệu đồng, có đợt giá cao lãi 500-700 triệu đồng/tháng. 

Theo ông Trịnh Văn Tới, Phó chủ tịch UBND xã Minh Sơn, hộ gia đình bà Cao Thị Loan là một trong 4 hộ có mô hình sấy cau tương đối ổn định, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn xã. Gia đình bà Loan là một trong những gương điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương thời gian gần đây.

Trong thời gian tới, song song với nghề sấy cau thì xã sẽ tập trung trồng cau hai bên đường làng, vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa tạo nguyên liệu cho các cơ sở sấy. Chính quyền địa phương hi vọng, nếu phát triển sẽ có làng nghề trong tương lai.

Cũng theo ông Tới, không chỉ người làm tại cơ sở mà những người đi hái cau cũng có thu nhập khá cao và ổn định.