Hướng dẫn về chế độ BHXH với đối tượng tinh giản biên chế
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn về việc thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động thuộc diện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Việc thu BHXH, BHYT, BHTN và việc giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP căn cứ Danh sách tinh giản biên chế đã được Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ để thực hiện.
Về thu BHXH, BHYT, BHTN
- Người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC có tuổi đời dưới 45 tuổi, được cơ quan, đơn vị cho đi học nghề trước khi thôi việc thì trong thời gian học nghề được đóng BHXH, BHYT và BHTN (nếu có) tối đa là 6 tháng.
Với quy định trên, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và BHTN đối với người lao động trong thời gian đi học nghề là tiền lương tháng đang hưởng trước khi đi học nghề, tối đa là 6 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng quy định tại Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bao gồm cả phụ cấp chức vụ trước khi thôi giữ chức vụ cho đến khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử, đối với trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì thu BHXH căn cứ trên mức tiền lương bao gồm mức phụ cấp chức vụ bảo lưu trong thời hạn 6 tháng.
BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT đã được sửa đổi tại Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 để tổ chức thu BHXH. Trường hợp thu BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian học nghề, thu BHXH, BHYT, BHTN có phụ cấp chức vụ của người thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức thì tại Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH) ghi rõ thu BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian học nghề hoặc phụ cấp chức vụ bảo lưu do sắp xếp tổ chức theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Giải quyết chế độ hưu trí
Về chính sách: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là thời điểm đủ điều kiện được ghi tại quyết định nghỉ việc của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt.
Hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập kèm theo Giấy đăng ký địa chỉ nơi cư trú khi nghỉ hưu, nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu (mẫu số 13-HSB) của người lao động, Danh sách tinh giản biên chế đã được phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ.
Đối với trường hợp thuộc đối tượng hưởng chính sách thôi việc ngay hoặc chính sách thôi việc sau khi đi học nghề quy định tại Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Điều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thì thời gian đóng BHXH được bảo lưu trên sổ BHXH đến khi đủ điều kiện để được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Việc cấp, ghi sổ BHXH đối với người lao động thực hiện theo quy định về cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH hiện hành của BHXH Việt Nam. Chế độ BHXH và quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH của đối tượng này thực hiện theo quy định đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH.
Về thu BHXH, BHYT, BHTN
- Người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC có tuổi đời dưới 45 tuổi, được cơ quan, đơn vị cho đi học nghề trước khi thôi việc thì trong thời gian học nghề được đóng BHXH, BHYT và BHTN (nếu có) tối đa là 6 tháng.
Với quy định trên, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và BHTN đối với người lao động trong thời gian đi học nghề là tiền lương tháng đang hưởng trước khi đi học nghề, tối đa là 6 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng quy định tại Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bao gồm cả phụ cấp chức vụ trước khi thôi giữ chức vụ cho đến khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử, đối với trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì thu BHXH căn cứ trên mức tiền lương bao gồm mức phụ cấp chức vụ bảo lưu trong thời hạn 6 tháng.
BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT đã được sửa đổi tại Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 để tổ chức thu BHXH. Trường hợp thu BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian học nghề, thu BHXH, BHYT, BHTN có phụ cấp chức vụ của người thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức thì tại Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH) ghi rõ thu BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian học nghề hoặc phụ cấp chức vụ bảo lưu do sắp xếp tổ chức theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Giải quyết chế độ hưu trí
Về chính sách: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là thời điểm đủ điều kiện được ghi tại quyết định nghỉ việc của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt.
Hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập kèm theo Giấy đăng ký địa chỉ nơi cư trú khi nghỉ hưu, nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu (mẫu số 13-HSB) của người lao động, Danh sách tinh giản biên chế đã được phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ.
Đối với trường hợp thuộc đối tượng hưởng chính sách thôi việc ngay hoặc chính sách thôi việc sau khi đi học nghề quy định tại Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Điều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thì thời gian đóng BHXH được bảo lưu trên sổ BHXH đến khi đủ điều kiện để được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Việc cấp, ghi sổ BHXH đối với người lao động thực hiện theo quy định về cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH hiện hành của BHXH Việt Nam. Chế độ BHXH và quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH của đối tượng này thực hiện theo quy định đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH.
Theo Chinhphu.vn
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp cho chuyên mục Việc làm, quý độc giả có thể gửi đến địa chỉ email vieclam@dantri.com.vn. Xin trân trọng cảm ơn! |