1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Học nghề ra để làm chủ: Tại sao không?

Khoảng 255.000 thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT mà không có nhu cầu vào Đại học, Cao đẳng. Đây có thể là tín hiệu vui, cơ hội tốt cho các trường nghề bứt phá.

Học nghề ra để làm chủ: Tại sao không?

Học nghề để có việc làm, tích lũy được các kinh nghiệm thực tiễn là câu chuyện không lạ, tư duy này cũng không phải là mới. Kêu gọi các em vào trường nghề không chỉ để cho đủ chỉ tiêu, để lấp đầy những phòng học trống mà quan trọng hơn là mang đến cho các em những giá trị thực tế sau khi học nghề.

Học nghề ra để làm chủ: Tại sao không? - 1
 

Tốt nghiệp đại học cách đây 4 năm, đã có công việc ổn định là giảng viên dạy nhạc trong một cơ quan nhà nước ở quê nhà nhưng Minh lại quyết định trao cho mình một cơ hội khác.

Chấp nhận làm điều khác biệt với số đông, Gia Anh cũng có sự lựa chọn đặc biệt như thế. Cả lớp chỉ có mình em chọn học nghề, thay vì tiếp tục học lên THPT mặc dù nhiều thành viên trong gia đình phản đối.

Kiên định với lựa chọn của mình, giờ Gia Anh đã kiếm được một công việc ổn định với mức lượng 11 triệu đồng/tháng. Những lời chê trách đã không còn tiếp tục bủa vây lấy chàng trai trẻ. Em được làm công việc mình yêu thích và còn có cả thần tượng là một đàn anh của khóa trước học cùng Trường Trung cấp Nông nghiệp.

Còn anh Phạm Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH quốc tế M&D chia sẻ về con đường lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Anh quan niệm không phải cứ học đại học là giỏi hoặc là học trung cấp là dốt vì ai cũng có thể đi học thêm. Còn nếu đã học nghề thì nên yêu nghề và thành công sẽ đến từ đó.

 

Theo VTV.vn