Đừng trình bày, hãy bán ý tưởng của bạn

Rất nhiều người nghĩ rằng mình có kỹ năng thuyết trình nhưng thực tế họ chẳng tạo được ấn tượng gì, người nghe lơ đễnh, thậm chí, bỏ về. Tại sao lại như vậy?

Đừng trình bày, hãy bán ý tưởng của bạn - 1

Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong công việc đối với bất kỳ ai, từ một nhân viên bình thường cho đến một quản lý cấp cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng hoàn toàn làm chủ được kỹ năng này để truyền tải ý tưởng, thông điệp của mình một cách đầy đủ và hiệu quả.

Đơn giản là, chúng ta vẫn đang nói theo kiểu “có gì cho nấy”, và không thật sự đầu tư để biến bài nói mình thành một “tác phẩm nghệ thuật” thật sự. Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng, mình không trình bày, mà là đang tìm cách bán ý tưởng trong bài nói, và buộc người nghe phải “mua”?

Nó cũng giống như bạn có một chiếc điện thoại không dùng, giữa việc cho không, và việc bán lại cho ai đó, trường hợp nào bạn sẽ đầu tư hơn? Rõ ràng, suy nghĩ bán một cái gì đó sẽ khiến bạn thật sự đầu tư hơn cho nó, và việc bán ý tưởng trong bài nói cũng tương tư như vậy. Vậy làm sao để “bán” nội dung bài nói của mình một cách hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần thực sự hiểu khách hàng muốn gì, và làm sao để họ hài lòng với sản phẩm của bạn.

Hãy so sánh điều gì khiến bạn yêu thích một quán cà phê hơn những quán khác? Ly cà phê ngon, giá cả hợp lý, trình bày bắt mắt (yếu tố sản phẩm), hay không gian, thiết kế, ghế ngồi thoải mái, có bãi đậu ô tô, wifi mạnh (yếu tố hệ thống), hay do nhân viên phục vụ khiến bạn hài lòng (yếu tố con người)? Nói tóm lại, để bán được ly cà phê cho bạn, quán cà phê đó phải đảm bảo hài hòa cả 3 yếu tố là sản phẩm, hệ thống, con người, và đó cũng chính là 3 yếu tố quyết định để bạn có thể bán ý tưởng của mình cho người nghe trong bài thuyết trình.

1. Sản phẩm tốt

Hãy bắt đầu bằng yếu tố “sản phẩm”. Để thuyết phục người nghe, bạn cần chăm chút cho phần nội dung và hình thức của bài nói. Nội dung phải phù hợp người nghe, chọn đúng “phân khúc khách hàng” và trình bày theo ngôn ngữ của họ.


Ngôn ngữ cơ thể đóng góp rất nhiều vào thành công trong bài nói của bạn.

Ngôn ngữ cơ thể đóng góp rất nhiều vào thành công trong bài nói của bạn.

Ngoài ra bố cục cần phải hợp lý, thông thường gồm 3 phần chính là mở đầu ấn tượng, nội dung chính và phần kết. Một khởi đầu ấn tượng sẽ giúp tạo sự kết nối tích cực giữa bạn và người nghe, giúp toàn bộ quá trình “bán hàng” phía sau dễ dàng hơn. Các kỹ thuật mở đầu ấn tượng rất đa dạng như kể một câu chuyện, chiếu một đoan phim, một hình ảnh hoặc một thông tin giật gân, chơi một trò chơi… nhưng quan trọng là phải liên quan và kết nối được nội dung chính của bài.

Tiếp theo, hình thức phải bắt mắt, tức là bạn cần thiết kế bài nói thật hấp dẫn, có thể bằng Microsoft PowerPoint hoặc Prezi, sử dụng hình ảnh, video clip để thu hút sự chú ý. Bạn phải nhớ rằng nội dung trình chiếu chỉ là những từ khóa trong mỗi phần nhỏ, nhằm giúp bạn và cả người nghe dễ dàng theo dõi nội dung, tránh dài dòng, chứa quá nhiều chữ.

2. Hệ thống

Yếu tố “hệ thống” cũng ít được người trình bày chú ý tới, và chính điều đó làm giảm hiệu quả “bán hàng” trong việc trình bày. Hãy chọn địa điểm trình bày yên tĩnh, ít tạp âm, chỗ ngồi thoải mái, đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho việc trình bày của bạn như máy chiếu, âm thanh, hệ thống điện, kết nối internet.

Ngoài ra, việc sử dụng thành thục các phụ kiện hỗ trợ như máy tính, dụng cụ trình chiếu, tài liệu…cũng là điểm cộng cho bạn. Hãy biến không gian “bán hàng” của bạn thật sự thuận tiện cho cả “người mua” và “người bán”.

3. Con người

Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất chính là con người. Bạn cần làm chủ “nghệ thuật ABC” sau đây để hoàn toàn thuyết phục người nghe:

A - Appearance: Ngoại hình. Đây chính là ấn tượng đầu tiên ngay cả trước khi bạn trình bày. Hãy chuẩn bị kỹ trang phục, phù hợp với nội dung và đối tượng người nghe – “Bán mình trước khi bán sản phẩm” (sell yourself before selling your products)

B - Body language: Ngôn ngữ hình thể chiếm đến 55% hiệu quả trình bày, do đó, sử dụng ngôn ngữ hình thể (nét mặt, cử chỉ, tư thế, nụ cười…) hợp lý trong từng câu nói để tăng tính thuyết phục và hiệu quả bài nói. Bạn hoàn toàn có thể làm chủ nó bằng cách tập luyện thường xuyên mỗi ngày trước gương hoặc quay phim lại.

C - Conversation: Hội thoại. Tên thực tế, thuyết trình là quá trình giao tiếp 2 chiều, bởi bạn cần tương tác rất nhiều với người nghe nhằm duy trì sự tập trung của họ. Lúc này, ngôn từ, giọng nói và ngôn ngữ hình thể sẽ phải được phối hợp nhuần nhuyễn để người nghe không bị nhàm chán và vẫn hiểu được nội dung bạn đang truyền tải.

Ngôn ngữ cơ thể đóng góp rất nhiều vào thành công trong bài nói của bạn. Nói tóm lại, trình bày là một quá trình “bán hàng” mà ở đó yếu tố sản phẩm bài nói, hệ thống địa điểm và con người trình bày là 3 yếu tố quan trọng nhất giúp người nghe hài lòng với nội dung được nghe. Nếu thực sự nắm vững và đầu tư cho 03 yếu tố này, chắc chắn bạn sẽ “bán” được rất nhiều ý tưởng, và quan trọng hơn, sản phẩm cao nhất mà bạn bán được không phải là những bài thuyết trình, mà chính là bản thân bạn.

Theo Lê Thanh Lâm/Doanh nhân Sài gòn