Về tăng lương tối thiểu cho người lao động, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai:

Đến năm 2017, phải tăng được 30% theo đúng lộ trình

“Việc tăng lương cụ thể ở mức nào cho phù hợp thì các vị ở Hội đồng Tiền lương quốc gia phải tính toán, thỏa thuận với nhau xem mức nào là phù hợp. Nhưng tôi lưu ý rằng, bước đi thế nào thì cũng phải đảm bảo được từ nay đến 2017 phải tăng được 30% theo đúng lộ trình” - bà Trương Thị Mai khẳng định.


 Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai
 Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai

Nếu năm nay có khó khăn mà không đạt được mức như Tổng LĐLĐVN đề xuất thì 2 năm còn lại phải tiếp tục hoàn thành nốt nhiệm vụ còn lại, miễn sao đến 2017, lương tối thiểu phải đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ. Còn nếu 2 năm tới không hoàn thành thì có nghĩa là lộ trình tăng lương tiếp tục bị kéo dài.

Chúng ta đã dự kiến, lộ trình đến 2015 thì mức lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống tối thiểu nhưng đã không thực hiện được mà phải kéo dài lộ trình đến 2017. Bắt đầu từ nay đến 2017, chúng ta có 30% phải thực hiện.

Nếu năm nay không đi được 10% thì 2 năm sau phải gánh những phần còn lại. Vì vậy theo tôi, Hội đồng tiền lương phải cân nhắc các yếu tố và quan trọng nhất là cần tính toán bước đi thế nào để thực hiện đúng quy định của Bộ luật LĐ. Nếu đến 2017 mà vẫn không đạt được lộ trình tăng 30% lương thì là vấn đề rất đáng phải suy nghĩ.

Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục, Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của QH: Tiền lương nếu không đảm bảo thì không thể nào tái tạo sức lao động
.
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục, Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của QH.
 Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục, Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của QH.

Theo lộ trình, đến năm 2018, lương tối thiểu phải đáp ứng được đời sống tối thiểu của NLĐ. Nếu mỗi năm không cố gắng tăng lương lên một chút thì lộ trình về lương đến năm 2018 sẽ không đạt được. NLĐ không có thu nhập gì khác ngoài lương. Tiền lương nếu không đảm bảo cuộc sống tối thiểu thì không thể nào tái tạo sức LĐ được.

 Vì vậy, phương án của Tổng LĐLĐVN đề xuất là phương án tốt, có thể đảm bảo đời sống của NLĐ và phù hợp với Luật LĐ, phù hợp với mong mỏi của NLĐ... Người sử dụng LĐ cần giảm những chi phí bất hợp lý để tăng lương cho NLĐ. NLĐ có thu nhập đủ để tái tạo sức LĐ thì người ta mới cống hiến tốt cho DN được.

Việc tăng lương cho NLĐ chính là sự động viên khích lệ NLĐ làm tốt hơn công việc của mình, gắn bó hơn nữa với DN. Thứ nữa là việc tăng lương cho NLĐ chính là yếu tố kích cầu tiêu dùng trong xã hội. Các nghị quyết của Đảng, của QH đều như vậy, nếu không tăng lương cho NLĐ theo đúng lộ trình thì các nghị quyết này đều không đạt được.

Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH: “Cần nâng mức lương tối thiểu gần hơn với nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ.
Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH.
Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH.

Mức lương tối thiểu của NLĐ phải đảm bảo cho họ sống tốt hơn, cũng như đáp ứng được yêu cầu về lộ trình đến năm 2018, NLĐ có thể sống bằng tiền lương tối thiểu – theo tôi đây là ưu tiên số 1. Ưu tiên số 2, đó là đảm bảo năng suất LĐ phải tăng nhanh hơn so với mức tăng lương bình quân.

Ưu tiên số 3 - đó là tạo điều kiện để duy trì cho DN phát triển. Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng, ưu tiên số 1 không nên quá mức để ảnh hưởng tới ưu tiên số 2, số 3. Thực tế khoa học và thực tiễn cho thấy, con người là yếu tố quyết định quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển sản xuất, con người là cái gốc của mọi vấn đề.

Bởi thế, tôi cho rằng, cần nâng mức lương tối thiểu nhanh hơn và gần hơn với nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ.

Theo Báo Lao Động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm