1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Đạo đức nghề nghiệp - bạn có hay không?

(Dân trí) - Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Nó quyết định khả năng tồn tại của bạn trong thị trường lao động. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ngay trong cách bạn phản ứng trước những tình huống trong cuộc sống công sở hàng ngày.

 
Vậy liệu bạn có phải là người trung thực trong công việc và mức độ đạo đức nghề nghiệp của bạn ra sao? Hãy làm bài trắc nghiệm sau để có câu trả lời cụ thể:

 

1. Bạn in 200 trang tài liệu và đã dùng hết giấy trong máy in. Sau đó, bạn sẽ làm gì?

A. Cho đầy giấy vào khay ngay lúc đó

B. Nói cho mọi người xung quanh biết để họ tự cho giấy vào khi cần in

C. Không làm gì và nghĩ rằng mọi người sẽ tự biết

 

2. Sếp giao cho bạn một tập giấy và tình cờ trong đó có một số tài liệu mật. Bạn sẽ:

A. Trả lại ngay cho sếp khi phát hiện ra

B. Giữ lại và tìm những tài liệu bạn cần

C. Đọc tài liệu đó

 

3. Bạn sẽ hành động ra sao nếu đi làm muộn vì tối hôm trước đi chơi khuya?

A. Gọi điện thông báo trước cho nhóm làm việc để họ không khó chịu vì sự chậm chễ của bạn

B. Bạn đến muộn và hi vọng không ai để ý

C. Bạn đến muộn và nói đó là do tại tắc đường

 

4. Bạn đã không có một kì nghỉ trong nhiều tháng qua và nhận thấy rằng mình cần phải nghỉ ngơi. Bạn sẽ:

A. Nói với sếp rằng bạn cần một kì nghỉ để nghỉ ngơi và nạp năng lượng

B. Giả vờ ho và nói rằng bạn cảm thấy không khoẻ, từ đó có cớ để xin nghỉ ốm

C. Chờ đợi một ngày nào đó trong tuần sếp không đến công ty, bạn để lại lời nhắn cho mọi người rằng bạn có việc gấp và dành ngày đó để nghỉ ngơi

 

5. Trong một cuộc họp tẻ nhạt, bạn cảm thấy rằng mình sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn ở bàn làm việc thay vì ngồi đó. Bạn sẽ:

A. Cố gắng chịu đựng vì thật bất lịch sự khi bỏ đi giữa chừng

B. Giả vờ như nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp và trở lại bàn của mình để làm việc

C. Giả vờ vào phòng nghỉ nhưng quay lại bàn làm việc và lên Facebook

 

6. Bạn phát hiện ra người cùng phòng có mối quan hệ tình cảm với một thực tập sinh ở phòng kế toán.

A. Bạn coi như không biết gì

B. Bạn nói cho đồng nghiệp thân nhất của mình vì cho rằng rằng anh/chị ấy sẽ không nói với ai

C. Bạn sẽ nói cho bất kì ai muốn nghe

 

7. Bạn sẽ bắt đầu làm việc tại một công ty mới sau một tháng nữa. Tuy nhiên, ngày hôm sau, sếp hiện tại thông báo rằng bạn sẽ giữ vai trò chủ chốt trong dự án mới.

A. Để không cản trở công việc của anh/chị ấy, bạn thông báo rằng mình sẽ chuyển đi trong một tháng nữa

B. Bạn vẫn bắt đầu kế hoạch cùng sếp. Sau 2 tuần bạn thông báo rằng mình chỉ làm việc cho công ty 2 tuần nữa.

C. Không nói gì và làm việc cho tới ngày cuối cùng

 

8. Bạn biết sếp đang trong tâm trạng không vui. Bạn cũng biết rằng đồng nghiệp đang định tới chỗ sếp để yêu cầu tăng lương.

A. Bạn lặng lẽ cảnh báo đồng nghiệp rằng anh ta có thể bị “ăn mắng” nếu vào phòng sếp lúc này

B. Bạn tiếp tục làm công việc của mình và coi như không liên quan

C. Bạn không đề cập tới tâm trạng của sếp và khuyến khích đồng nghiệp đề nghị tăng lương gấp 3 lần

 

9. Giả sử bây giờ đang là 3h giờ chiều trước ngày nghỉ lễ. Không có điện thoại hay email gửi tới. Bạn sẽ:

A. Ở lại cơ quan đến 5 giờ vì đó là công việc của bạn

B. Chờ thêm 30 phút để chắc rằng sẽ không có gì đặc biệt xảy ra, sau đó ra về

C. Bạn đã về từ trưa

 

10. Sếp thích ý tưởng của bạn và không ngừng nói về nó với mọi người. Nhưng vấn đề ở chỗ, ý tưởng đó là thành quả cố gắng của bạn và đồng nghiệp. Bạn sẽ:

A. Nói với sếp: “Cám ơn sếp vì đã đánh giá cao nhưng đó không phải là ý tưởng của mình tôi. Mọi người trong nhóm đã làm việc rất chăm chỉ”.

B. Bạn nhận lời tán thưởng. Sau đó nói với đồng nghiệp mọi chuyện và rằng bạn không biết nói sao với sếp

C. Bạn nhận lời khen ngợi và cố gắng đẩy đồng nghiệp ra.

 

Thang điểm:

Đáp án A: 1 điểm

Đáp án B: 2 điểm

Đáp án C: 3 điểm

 

Kết quả:

10 điểm: bạn là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp tốt cho người khác

11 - 15 điểm: Dù không phải là người hoàn hảo nhưng bạn luôn được người khác kính trọng vì đạo đức nghề nghiệp của mình. Hãy luôn nhắc nhở bản thân phải cư xử đúng đắn.

16 - 20 điểm: Bạn đang bị lạc trên con đường đạo đức nghề nghiệp. Hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kĩ để không đi sai đường.

21 - 25 điểm: Bạn đang đứng trước bờ vực không có đạo đức nghề nghiệp và nó có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thoát khỏi bờ vực đó nếu làm việc chăm chỉ và trung thực với bản thân cũng như mọi người.  

26 - 30: Mọi người coi bạn như một người không có đạo đức nghề nghiệp. Danh tiếng của bạn bị hủy hoại. Đã đến lúc bạn bắt đầu lại từ đầu để xây dựng đạo đức nghề nghiệp.

 

Vũ Vũ
Theo MSN