Cô gái xuyên đêm đấu tranh cho nữ giới ở công sở

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ghi rõ trong thông báo tuyển dụng "ưu tiên nam giới", hay tinh vi hơn là "nam dưới 35 tuổi, nữ dưới 30 tuổi".

Cô gái 27 tuổi, người đã sử bụng bí danh trong 7 năm qua để tránh bị phát hiện, là một trong những người sáng lập "Đội kiểm tra phân biệt giới tính ở công sở".

Bai cho biết, tổ chức hiện có 74 thành viên này được lập ra nhằm mục đích trao quyền cho phụ nữ và xây dựng một nền tảng cho việc cải thiện môi trường làm việc.

Cô thừa nhận đây là một trận chiến khó khăn. Luật Lao động của Trung Quốc quy định rằng, các chính sách việc làm không được phân biệt đối xử dựa trên giới tính, nhưng các cơ quan chính quyền địa phương lại giải thích luật theo những cách khác nhau.

Một số chính quyền địa phương nghĩ rằng họ không có nhiệm vụ giám sát các thông báo tuyển dụng. Hầu như những đơn thư phàn nàn về chủ đề này đều rơi vào im lặng.

Cô gái xuyên đêm đấu tranh cho nữ giới ở công sở - 1

Phụ nữ không được kỳ vọng trong những công việc lao động chân tay nặng nhọc. Ảnh minh họa: Reuters
 

Một số doanh nghiệp trả lời rằng họ sẽ thay đổi cách dùng từ ngữ trong các thông báo tuyển dụng, nhưng nhóm giám sát cũng không biết rằng họ có âm thầm làm việc đó hay không.

Bai cho biết, nhóm được thành lập vào năm 2014 khi cô còn là sinh viên đại học và tham gia một số nhóm truyền thông xã hội tập trung vào sự công bằng xã hội.

"Tôi đã tìm kiếm trên các trang web tuyển dụng của Trung Quốc bằng cách nhập từ khóa 'nam'. Kết quả là có hàng chục trang kết quả liệt kê những dòng chữ 'chỉ dành cho nam'" - cô chia sẻ.

Bị hấp dẫn bởi chủ đề này, cô đăng ký tham gia chiến dịch. Cùng với 6 người khác, Bai tổng hợp thông tin từ các trang web tuyển dụng và viết đơn khiếu nại gửi tới các quan chức chính phủ.

Các thành viên trong nhóm đã nhận được một số kết quả đầy hứa hẹn, trong đó một số doanh nghiệp đã thay đổi cách dùng từ trong thông báo tuyển dụng. Cũng có doanh nghiệp phủ nhận mình phân biệt giới tính.

Năm 2014, họ ra mắt tài khoản Weibo "Đội Kiểm tra phân biệt giới tính ở công sở". Họ nhanh chóng nhận được 490.000 lượt theo dõi, cũng như sự tín nhiệm, quan tâm từ người dùng. Cũng chính người dùng sẽ báo cáo các trường hợp phân biệt đối xử giới tính mà họ gặp.

Hiện tổ chức này được chia thành 10 nhóm, một số làm công việc xác minh và xử lý các khiếu nại từ người dân và báo cáo sự việc tới các cơ quan chức năng. Một nhóm khác thì báo cáo hàng tuần, báo cáo tháng. Có nhóm phụ trách thu thập dữ liệu và tham gia các hoạt động xã hội.

Một thành viên là sinh viên đại học có bí danh Hepburn cho biết, công việc của cô trong đội bắt nguồn từ sự không hài lòng với cách cô bị chính gia đình mình đối xử. Hepburn lớn lên ở Quảng Đông, nơi mà quan điểm truyền thống vẫn cho rằng đàn ông là thượng đẳng.

Từ nhỏ, cô đã ý thức được việc các thành viên trong gia đình ưu ái cậu em họ của mình, nhưng chỉ khi lên cấp 2, cô mới biết đây là sự phân biệt giới tính.

"Ông bà tôi thực sự yêu quý anh họ. Những lời nói và hành động của họ với tôi cho thấy sự khác biệt rõ ràng về thái độ".

Các khiếu nại mà cô từng điều tra gồm khiếu nại của một sinh viên nhận được thông tin tuyển dụng nói rõ "ưu tiên nam giới" hoặc "chỉ dành cho nam giới".

Đôi khi, các trường hợp tinh vi hơn bằng cách ghi "nam dưới 35 tuổi, nữ dưới 30 tuổi". "Những yêu cầu này phải như nhau đối với nam và nữ".

Sau khi xác minh các trường hợp, nhóm nộp đơn khiếu nại tới các cấp địa phương của Cơ quan Nguồn nhân lực, Bộ An sinh xã hội và Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc.

Cô gái xuyên đêm đấu tranh cho nữ giới ở công sở - 2

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không muốn tuyển phụ nữ. Ảnh minh họa: Reuters
 

Trong số hàng nghìn trường hợp mà chiến dịch này đã đưa ra, Bai nói chỉ có 2 trường hợp được xử lý, trong đó các công ty bị phạt vì phân biệt giới tính với mức phí nhỏ.

Bất chấp những thách thức, Bai cho biết cô vẫn rất vui khi nhận thức của cộng đồng về các vấn đề phân biệt giới tính ngày càng cao. Cô luôn mong muốn có thêm nhiều tình nguyện viên tham gia chiến dịch. Sự lớn mạnh của nhóm vận động đồng nghĩa với sự phát triển của phong trào nữ quyền ở Trung Quốc.

Năm 2015, một phụ nữ Bắc Kinh là Ma Hu lần đầu tiên thắng kiện một trường hợp phân biệt giới tính sau khi hồ sơ xin việc của cô bị một chi nhánh của Dịch vụ Chuyển phát nhanh từ chối với lý do công việc đòi hỏi người lao động phải mang vác nặng.

Trước đó, cô đã nói với giới truyền thông rằng cô muốn một lời xin lỗi và thay đổi thái độ từ công ty.

Khi nhiều phụ nữ lên tiếng, bao gồm cả diễn viên hài Yang Li - người chế nhạo cái tôi của đàn ông trên sân khấu, cánh đàn ông cũng phản ứng lại.

Chu Yin, một giáo sư luật ở Bắc, là một trong những người chỉ trích Yang gay gắt nhất, đã quay 2 video để đáp lại chương trình của cô, gọi cô là "xấu xí khi không trang điểm".

Một bộ phận khác cố gắng kiểm duyệt nội dung cô nói, báo cáo các cơ quan chức năng với lý do "làm hỏng sự hòa hợp xã hội".

Nhóm vận động của Bai cũng bị cáo buộc trên phương tiện truyền thông xã hội là xúi bẩy phụ nữ chống lại đàn ông. "Phụ nữ có thể làm việc ở công trường không? Họ có thể nâng vật nặng không?" - một người vặn lại.

"Bạn có thai ngay khi vào công ty, làm thế nào để bạn làm việc được?" - một người khác viết.

"Nếu bạn muốn bình đẳng giới, hãy thành lập công ty riêng và thuê tất cả nhân viên nữ mà bạn muốn" - một người bình luận.

Nhóm vận động không bị dao động bởi những bình luận đó, mà đáp trả lại trong một báo cáo tổng hợp các bản tin về phụ nữ bị phân biệt giới tính tại nơi làm việc và gọi đây là "hình phạt làm mẹ". Trong đó, người phụ nữ nhận được mức lương thấp hơn, ít phúc lợi hơn cũng như bị đánh giá tiêu cực về năng lực làm việc.