1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Bỏ việc văn phòng, kinh doanh riêng để chạy xe công nghệ

(Dân trí) - Có một sự thật rằng “tài xế” - công việc nghe tưởng chừng như vất vả và khó nhằn, ngày nay khi đi cùng yếu tố “công nghệ" - lại đang thu hút ngày càng nhiều người tham gia, kể cả công nhân viên chức và chủ doanh nghiệp. Lý do nào khiến nhiều người quyết đinh rẽ hướng táo bạo như vậy?

Tăng thu nhập bất ngờ

Công việc kinh doanh đang vô cùng thuận lợi, anh Trần Duy Tôn (TP. HCM) bỗng nhiên giao lại toàn bộ cho vợ mình quản lý để chuyển sang làm … đối tác tài xế GrabCar. Chính anh cũng không ngờ mình lại gắn bó với công việc mà ban đầu mình chỉ định “làm cho vui, cho đỡ buồn chân khi việc kinh doanh đã ổn định”.

Anh còn chia sẻ thêm rằng “Từ khi chuyển sang chạy GrabCar, công việc chẳng những linh hoạt thời gian mà còn dư dả khiến tôi rất hài lòng.”

Anh Nguyễn Thế Cảnh đạt mức thu nhập 25-30 triệu đồng mỗi tháng nhờ chuyển sang chạy GrabCar (ảnh chụp tại Ngày hội tài xế công nghệ do Grab tổ chức)
Anh Nguyễn Thế Cảnh đạt mức thu nhập 25-30 triệu đồng mỗi tháng nhờ chuyển sang chạy GrabCar (ảnh chụp tại Ngày hội tài xế công nghệ do Grab tổ chức)

Kém may mắn hơn anh Duy Tôn, do công việc kinh doanh cửa hàng điện tử, máy tính của anh Nguyễn Thế Cảnh (Hà Nội) gặp bất lợi, anh đã tìm đến GrabCar để có thể trang trải được những khoản nợ nần.

Anh chia sẻ “Mỗi ngày tôi đổ xăng khoảng 500 nghìn đồng, chạy trung bình 10-20 cuốc xe, trừ đi các khoản phí khác thì thu nhập một tháng của tôi dao động từ 25-30 triệu đồng, đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt của gia đình, lo học phí cho con và tích cóp được cả tiền xây nhà".

Hai anh cho biết thêm, Grab còn đưa ra nhiều chính sách thiết thực góp phần cải thiện thu nhập cho đối tác tài xế như hỗ trợ cước cho quãng đường ngắn, các chương trình gắn kết tài xế, trừ chiết khấu cho các đối tác tài xế xuất sắc…

“Có mấy anh em trong đội tôi, họ chịu khó chạy dữ lắm nên thu nhập có người tăng gấp ba, gấp bốn lần so với thu nhập trước khi chạy GrabCar.” - Anh Tôn tiết lộ.

Không dừng lại ở mục đích mưu sinh

Để có thể giữ chân nhiều người lại với nghề “tài xế công nghệ”, ngoài vấn đề thu nhập còn tồn tại nhiều lý do, mà cốt yếu đó là những lợi ích về mặt tình cảm và tinh thần.

Như trường hợp của anh Nguyễn Như Quỳnh - kỹ sư trắc địa (Đại học Mỏ Địa Chất). Từng có được một công việc tốt với thu nhập “đáng mơ ước” nhưng cuối cùng, anh lại chọn gắn bó với Grab.

Anh Nguyễn Như Quỳnh - đối tác tài xế GrabCar (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các anh em đối tác tài xế thân thiết tại một sự kiện của Grab
Anh Nguyễn Như Quỳnh - đối tác tài xế GrabCar (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng các anh em đối tác tài xế thân thiết tại một sự kiện của Grab

Anh Quỳnh tâm sự “Công việc trước đây bận rộn khiến tôi không có nhiều thời gian bên gia đình, tuy thu nhập cao nhưng tính chất công việc nhiều bất trắc, dòng tiền lại không đều vì nhiều lý do như chủ đầu tư chậm trả tiền”.

Do vậy, anh quyết định liều lĩnh là chuyển sang làm việc cùng Grab. Từ việc chạy bán thời gian, anh chuyển hẳn qua làm đối tác tài xế GrabCar toàn thời gian. Dù không đặt nặng chuyện thu nhập, vì muốn giãn giờ chạy để có thời gian lo cho gia đình, số tiền anh kiếm được cũng dao động xấp xỉ 20 triệu đồng/tháng.

Anh tỏ ra hài lòng vì công việc này vừa đem lại cho anh thu nhập cao, lại vừa cho anh thời gian hoàn thành trách nhiệm trong gia đình.

Anh Quỳnh cũng thừa nhận: “Trước đây, vì tính chất công việc cũ, tính tình của tôi cũng hơi cục cằn, thô lỗ, thế nhưng với công việc mới, được Grab cho cơ hội tham gia nhiều khóa huấn luyện kĩ năng, trong đó có kĩ năng giao tiếp ứng xử, nên bây giờ tôi nói chuyện khéo léo hơn, tự thay đổi được cái tính nóng nảy đó".

Anh Nguyễn Văn Hoàng (thứ 2 từ phải sang) chọn công việc trở thành đối tác tài xế GrabCar vì mang đến cho anh những trải nghiệm phong phú
Anh Nguyễn Văn Hoàng (thứ 2 từ phải sang) chọn công việc trở thành đối tác tài xế GrabCar vì mang đến cho anh những trải nghiệm phong phú

Ngoài ra, từ khi chạy Grab, anh cũng “ngủ ngon hơn, cuộc sống thoải mái, nhẹ nhõm, trút được nhiều áp lực”.

Hay như anh Nguyễn Văn Hoàng, đối tác tài xế GrabCar chia sẻ - Không ít đối tác tài xế cũng giống như anh Hoàng, chạy Grab vì thích cảm giác thú vị khi được gặp gỡ và trò chuyện cùng nhiều người, đó cũng chính là giá trị kết nối cộng đồng mà công nghệ đã mang lại.

Anh nói: “Thay vì thời gian mình bỏ ra để đi cà phê thì mình leo lên xe, mua ly nước, mở bài nhạc rồi lái xe cùng với một vị khách mình chưa quen biết, thú vị lắm.”

Suy cho cùng, lý do nhiều người dám táo bạo “đánh đổi” để đến với Grab là thu nhập cao hay đồng lương ổn định, nhưng giữ chân họ lại chính là những lý do vô cùng ý nghĩa và nhân văn. Có thể khẳng đinh, những gì Grab đã và đang đem lại cho họ, ngày càng chứng minh được sự phát triển và mở rộng của nghề “xe ôm” thời công nghệ.

Thiên Bảo