1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Bạn có biết: Mắc bệnh nghề nghiệp nào sẽ hưởng bảo hiểm xã hội?

(Dân trí) - Theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT, người lao động mắc 1 trong 34 bệnh nghề nghiệp sau đây sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội .

Tên bệnh Công việc thường gặp
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.

- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.

- Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).

- Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.

- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silic tự do.

- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ các đồ gốm khác, gạch chịu lửa.

- Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silic tự do.

- Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

- Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng;

- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng;

- Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;

- Làm cách nhiệt bằng amiăng;

- Áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt;

- Sản xuất, sửa chữa, xử lý tấm lợp amiăng - ximăng, các gioăng bằng amiăng và cao su; má phanh bằng amiăng; bìa các-tông và giấy có amiăng;

- Sản xuất phân lân, thợ sửa chữa ô tô, xe máy;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với amiăng.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

- Trồng, thu hoạch và chế biến bông, đay, lanh, gai;

- Sản xuất sợi, chỉ, dệt vải, may mặc (kể cả bông nhân tạo);

- Nghề, công việc tiếp xúc với bụi bông, đay, lanh, gai.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

- Gốm sứ;

- Giấy;

- Chất dẻo (plastic);

- Sơn;

- Cao su;

- Mỹ phẩm;

- Dược phẩm;

- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi talc.

5.Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

- Khai thác mỏ than;

- Chế biến, nghiền, sàng tuyển, vận chuyển than;

- Khai thác graphit, sản xuất điện cực than;

- Sử dụng than trong các lò nung, lò luyện, lò hơi;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi than.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.Mọi công việc phải tiếp xúc với bụi vô cơ, hữu cơ, nấm mốc hoặc các hơi khí độc.
7. Bệnh hen nghề nghiệp.

- Sản xuất và chế biến mủ cao su;

- Thu gom và xử lý lông động vật;

- Chế biến thực phẩm;

- Đóng gói thịt;

- Làm bánh mỳ;

- Làm chất giặt tẩy;

- Sơn ô tô;

- Sản xuất Vani;

- Chế biến gỗ;

- Mài kim loại;

- Sản xuất dược phẩm và bao bì;

- Nhân viên y tế;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

- Khai thác, chế biến quặng chì;

- Thu hồi chì từ phế liệu;

- Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các hợp kim chì;

- Hàn, mạ bằng hợp kim chì;

- Chế tạo, xén, cắt, đánh bóng các vật liệu bằng chì và hợp kim chì;

- Chế tạo và sửa chữa ắc quy, pin chì;

- Tôi luyện và kéo các sợi dây thép có chì;

- Điều chế và sử dụng các oxyt chì và muối chì;

- Pha chế và sử dụng sơn, vét-ni, mực in, mát tít, phẩm màu có chì;

- Chế tạo và sử dụng các loại men, thủy tinh có chì;

- Cạo, đột, cắt các vật liệu có phủ lớp sơn chì;

- Pha chế và sử dụng tetraethyl chì, các nhiên liệu có chứa chì; cọ rửa cá thùng chứa các nhiên liệu này;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với chì và hợp chất chì.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

- Khai thác, chế biến dầu mỏ;

- Khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của benzen;

- Sử dụng benzen và các đồng đẳng của benzen để điều chế dẫn xuất;

- Sản xuất văn phòng phẩm, giày dép, đồ nhựa, đồ gia dụng;

- Sử dụng benzen làm dung môi hòa tan chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải len, dạ, kim loại và các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ;

- Điều chế cao su và sử dụng các dung môi có chứa benzen và đồng đẳng để hòa tan cao su, nhựa thiên nhiên và tổng hợp;

- Pha chế và sử dụng véc-ni, sơn, men, mát-tít, mực in, chất bảo quản có benzen và đồng đẳng; chế tạo da mềm (da simili);

- Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen và đồng đẳng;

- Sử dụng benzen để hút nước trong rượu cồn, trong các chất lỏng và chất đặc khác;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của benzen.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

- Công nghiệp dệt, thuộc da, hóa chất và dược phẩm có sử dụng thủy ngân;

- Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật;

- Xử lý quặng, vàng, bạc,

- Thai khác, tách chiết thủy ngân,

- Chế tạo, bảo dưỡng và tiêu hủy các dụng cụ, thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân như: amangan, ắc quy, chấn lưu khí áp kế, nhiệt kế, phổ kế, bóng X-quang, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử nung sáng, gương, phích;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

- Khai thác quặng, tán, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô bioxyt mangan (MnO2)

- Sản xuất, sử dụng ắc quy khô, que hàn;

- Sản xuất dược phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón

- Công nghiệp hóa học;

- Chế tạo thủy tinh, thuốc màu;

- Luyện thép;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với mangan và hợp chất mangan.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen (TNT) nghề nghiệp.

- Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tái thu hồi thuốc nổ TNT;

- Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, sửa chữa, thu hồi và tiêu hủy các loại vật liệu nổ có thành phần TNT;

- Phòng thí nghiệm có sử dụng TNT;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với TNT.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

- Khai thác quặng và luyện kim màu;

- Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có asen;

- Sử dụng các hợp chất asen trong xử lý da, sản xuất thủy tinh, điện tử, bảo quản gỗ, công nghệ quang học;

- Nghề/công việc khác có tiếp xúc với asen và hợp chất asen.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

- Sản xuất, sang chai, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu kho, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat;

- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

- Thu hoạch, sơ chế, đóng kiện, vận chuyển, lưu kho thuốc lá, thuốc lào;

- Sản xuất thuốc lá như Sấy, sàng, tẩm nguyên liệu, thái sợi, cuốn điếu, đóng bao;

- Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có sử dụng nguyên liệu là nicotin;

- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với nicotin.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

- Sửa chữa ô tô, xe máy lại ga - ra;

- Chữa cháy;

- Làm việc trong đường hầm, công nghiệp dầu khí và hóa học;

- Luyện kim, đúc, đốt lò các loại;

- Sử dụng động cơ máy nổ chạy bằng xăng, dầu, than, củi;

- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với CO.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

- Khai thác quặng, luyện kim màu;

- Sản xuất pin Nickel - Cadimi (Ni - Cd);

- Mạ kim loại;

- Sản xuất sơn, phẩm màu;

- Sản xuất nhựa;

- Thu hồi các kim loại khác có lẫn cadimi;

- Nghề/công việc khác có tiếp xúc với cadimi và hợp chất cadimi.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

- Làm việc tại sân bay;

- Luyện, cán thép;

- Khai khoáng, mỏ;

- Dệt;

- Xây dựng;

- Cơ khí;

- Huấn luyện bắn súng;

- Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

- Lặn;

- Làm việc trong buồng cao áp, hòm chìm; trong hầm mỏ sâu; công trình ngầm;

- Các nghề, công việc khác trong quy trình làm việc có quá trình thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

- Lái xe có trọng tải lớn;

- Điều khiển máy thi công cơ giới như máy kéo, máy đào, máy xúc, xe nâng, xe lu;

- Vận hành máy móc và thiết bị công nghiệp: giàn cần cẩu, máy nghiền, giàn khoan dầu khí;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với rung cơ học tác động toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

- Thao tác với các loại dụng cụ hơi nén cầm tay như búa, dũi, búa tán ri vê, chầy đục phá khuôn, đúc khuôn, máy khoan đá.

- Sử dụng các máy chạy bằng động cơ loại cầm tay, như máy cưa, máy cắt có, máy khoan; máy tời khoan dầu khí, máy mài nhẵn các vật kim loại, tỳ vật mài lên đá mài quay tròn.

- Nghề, công việc khác phải tiếp xúc với rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

22.1 Tiến hành công việc bức xạ

- Sản xuất chất phóng xạ: Làm việc tại mỏ uranium hoặc mỏ khoáng có chất phóng xạ, nhà máy xử lý quặng phóng xạ, tinh chế làm giầu chất phóng xạ, vận hành lò phản ứng hạt nhân, sản xuất đồng vị phóng xạ;

- Sử dụng phóng xạ:

+ Trong công nghiệp: sử dụng bức xạ ion hóa để đo độ dày, tỷ trọng, kiểm tra cấu trúc bên trong bê tông, mối hàn; sử dụng chất đánh dấu để kiểm tra mạch nước ngầm;

+ Trong nông nghiệp: sử dụng chất đánh dấu trong nghiên cứu sinh lý động, thực vật; sử dụng bức xạ ion hóa để bảo quản thực phẩm, triệt sản côn trùng, tạo giống cây trồng mới;

+ Trong y tế: Sử dụng tia X trong chẩn đoán, điều trị (X quang, cắt lớp vi tính, can thiệp mạch); Sử dụng đồng vị phóng xạ trong thăm dò chức năng một số cơ quan; chẩn đoán và điều trị bệnh (SPECT, SPECT/CT PET, PET/CT, PET/MRI, xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát);

- Vận chuyển, lưu trữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ;

- Làm việc tại khu vực có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1000 Bq/m3 không khí

- Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

- Thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ.

22.2. Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

- Tiếp xúc bức xạ ion hóa;

- Luyện cán thép, sử dụng laser, thợ hàn;

- Làm việc tại trạm rada, trạm thu phát sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin liên lạc, dây tải điện cao áp, lò đốt sóng cao tần, đèn khử trùng;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

- Sửa chữa máy móc, xe máy, máy công nghiệp, vệ sinh công nghiệp, thau rửa bồn, bể;

- Nghề, công việc khác tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ bẩn.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

 - Tiếp xúc với xăng dầu;

- Luyện cốc, than;

- Sản xuất hóa chất phụ gia cao su;

- Cơ khí;

- Nghề, công việc khác tiếp xúc với chất làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng và ánh sáng cực tím.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

- Sản xuất và sử dụng xi măng;

- Mạ crôm, mạ điện;

- Chế tạo ắc quy;

- Luyện kim;

- Sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán.

- Đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với crôm VI.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

- Nuôi trồng thủy sản;

- Chế biến thủy sản, thực phẩm;

- Sơ chế mủ cao su;

- Hầm lò;

- Nạo vét mương, cống;

- Nghề, công việc khác tiếp xúc với ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

- Trồng và khai thác, sơ chế mủ cao su;

- Sản xuất các sản phẩm có sử dụng cao su tự nhiên làm nguyên liệu;

- Nhân viên y tế;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

- Hầm mỏ, hầm hào, hang hố, cống rãnh;

- Lò giết mổ gia súc;

- Thú y, chăn nuôi gia súc;

- Làm việc ở vùng đầm lầy, suối, ruộng, ao hồ;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với xoắn khuẩn Leptospira.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

- Nhân viên y tế;

- Quản giáo, giám thị trại giam;

- Công an;

- Nghề, công việc khác tiếp xúc với vi rút viêm gan B.

31.Bệnh lao nghề nghiệp.

- Nhân viên y tế;

- Làm việc tại lò giết, mổ gia súc;

- Thú y chăn nuôi gia súc;

- Nghề/công việc khác tiếp xúc với vi khuẩn lao.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Nhân viên y tế;

- Quản giáo, giám thị trại giam;

- Công an;

- Nghề, công việc khác tiếp xúc với vi rút HIV.

33.Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

- Nhân viên y tế;

- Quản giáo, giám thị trại giam, công an;

- Nghề, công việc khác tiếp xúc với vi rút viêm gan C.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

- Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng;

- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng;

- Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;

- Làm cách nhiệt bằng amiăng;

- Sản xuất, sửa chữa, xử lý tấm lợp amiăng - ximăng, các gioăng bằng amiăng và cao su; má phanh bằng amiăng; bìa các-tông và giấy có amiăng;

- Sản xuất phân lân, thợ sửa chữa ô tô, xe máy;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi amiăng.

Hoàng Mạnh