1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí

Xuân Hinh Nam Thái

(Dân trí) - Gần 10 năm qua, cô Dương Thị Kim Dung (66 tuổi) là chủ của một quán cơm gia đình trên đường Nguyễn Sơn Hà (quận 3, TPHCM) đã cho cả trăm sinh viên nghèo ăn ở miễn phí trong nhà mình.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí
Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 1
Tiệm cơm gia đình vừa là nơi cô Dung kinh doanh vừa là nơi ở của các bạn sinh viên khó khăn.

Bao ăn, ở cho sinh viên nghèo

Thời gian vừa qua, câu chuyện cô Dương Thị Kim Dung (66 tuổi) sử dụng 2 tầng lầu của nhà mình mở quán cơm (trên đường Nguyễn Sơn Hà, quận 3, TPHCM) để kiếm thu nhập nuôi các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ăn ở miễn phí gây sự chú ý từ cộng đồng.

Là nhân vật chính trong câu chuyện, cô Dung tâm sự: "Cách đây khoảng 33 năm trước, cô bắt đầu mở quán ăn gia đình này để kiếm thêm thu nhập để có chi phí lo cho cuộc sống khi về hưu. Tầm mười năm đổ lại, tôi tham gia công tác từ thiện tại các tỉnh nên chứng kiến được nhiều trường hợp gia đình khó khăn có con ngoan, học giỏi nhưng không có điều kiện học".

Nhiều đêm nằm suy nghĩ và cuối cùng cô đã quyết định nhận nuôi ăn và cho con của các gia đình khó khăn một chỗ ở để tiện cho việc học.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 2
Ban đầu, cô Dung mở tiệm cơm gia đình với một mục đích duy nhất là kiếm thêm công việc tạo thu nhập cho bản thân khi về hưu.

Cứ thế trải qua ngần ấy thời gian, cứ hết lứa sinh viên này tốt nghiệp, cô Dung lại nuôi ăn, ở các bạn sinh viên khó khăn khác nên cô không nhớ chính xác số sinh viên đã từng ở, ăn chung một nhà với mình. Hiện tại, cô đang nuôi ăn, ở cho 6 bạn sinh viên khó khăn.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 3
Nhưng sau khi tham gia các hoạt động tình nguyện trên các tỉnh thì cô Dung phát hiện ra có rất nhiều sinh viên ở tỉnh gặp khó khăn nên cô quyết định nhân nuôi, bao ăn ở.

Ngược dòng ký ức, Cô Dung nhớ lại: "Bản thân cô nhớ nhất chuyến đi phát học bổng ở Củ Chi, khi ấy lãnh đạo huyện có giới thiệu hoàn cảnh của Loan và Tuyết Anh. Đồng thời nói, 2 em này đã làm rạng danh cho Củ Chi, cả hai đậu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhưng nhà hai bạn đều khó khăn, cha mẹ đi vắt sữa bò thuê. Khi nghe xong, tôi rụng rời cả chân tay nên đã đưa 2 em về nhà mình lo chỗ ăn, chỗ ở để các em yên tâm tập trung học hành".

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 4
Hiện nay, tại nhà của cô Dung đang có 6 sinh viên đang được cô lo chỗ ăn, ở miễn phí.

Cô Dung kể thêm, đây là 2 bé sinh viên để lại nhiều ấn tượng cho cô nhất vì tính ham học, ngoan ngoãn. Hiện tại, Loan đã trở thành một bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, còn Tuyết Anh thì trở thành một điều dưỡng giỏi tại một bệnh viện ở huyện Bình Chánh.

"Loan có tâm sự với tôi rằng "nhờ cô mà con có được ngày hôm nay, nên con sẽ giống cô trở thành một bác sĩ giỏi và chữa bệnh miễn phí cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Điều này làm tôi cảm thấy thật sự tự hào, hạnh phúc, vì mình đã lan tỏa được tình thương cho cộng đồng", cô Dung tự hào kể.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 5
Các món ăn được nhân viên quán ăn chuẩn bị khá tươm tất và chu đáo.

Ngoài giúp cho các bạn sinh viên có chỗ ăn ở, người phụ nữ 66 tuổi này còn giúp các bạn sinh viên có thêm chi phí sinh hoạt. Sau mỗi giờ học, các bạn sinh viên có thể phụ bưng bê, phục vụ quán cơm. Một buổi kéo dài khoảng 2-3 tiếng, cô Dung trả cho mỗi bạn là 150.000 đồng/người.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 6

Thời gian gần đây, cô Dung có nhận nuôi em Võ Thanh Phong (sinh năm 2001), sinh viên Đại học kiến trúc.

Nhiều bạn sinh viên ở với cô Dung lần lượt ra nghề, có công việc với thu nhập ổn định thì chủ động xin cô chuyển ra ngoài ở để nhường chỗ ở cho những người em, những lứa sinh viên khó khăn khác.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 7
Điều đặc biệt là không chỉ bao ăn ở cho Phong mà cô Dung còn lo luôn phần ăn, ở cho chú Võ Văn Vũ (1961) là cha của Phong vì để Phong có thể yên tâm, tập trung học hành hơn.

"Em xem cô Dung giống như người mẹ thứ 2…"

Trước khi bắt đầu tiếp đón các sinh viên nghèo, cô Dung từng có 20 năm tham gia vào các chương trình thiện nguyện, trao nhà tình thương, xây cầu cho các xã nghèo. Cũng trong những chuyến đi ấy, bà vô tình gặp được gia đình em Võ Thanh Phong (sinh năm 2001).

Lúc ấy, Phong còn nhỏ nên bà đã động viên ba mẹ Phong cố gắng cho Phong ăn học tới nơi, tới chốn để cậu bé có một tương lai tốt hơn.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 8
Không chỉ được miễn phí tiền ăn, chỗ ở, chú Vũ được cô Dung tạo việc làm bằng cách cứ mỗi buổi phụ quán cơm, cô Dung sẽ trả 150.000 đồng.

Trải qua một khoảng thời gian, cô Dung nhận được cuộc điện thoại lạ báo rằng Phong đã đỗ đại học. Ban đầu, cô không nhớ Phong là ai vì đã nhiều năm trôi qua và bà gặp gỡ thêm nhiều người khác.

Nhưng khi đầu dây bên kia gợi nhắc lại câu chuyện trong quá khứ thì cô Dung đã nhớ ra và đề nghị với gia đình sẽ đưa Phong lên ở nhà mình để tiện việc học hành.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 9
Không chỉ lo cho riêng sinh viên Việt Nam mà cô Dung còn lo chỗ ăn ở cho các sinh viên người Lào.

"Em cảm thấy rất vui khi được cô Dung cho em nơi ở, ăn uống. Nhờ vậy mà em yên tâm để tập trung học theo ngành xây dựng của trường Đại học Kiến trúc TPHCM. Tương lai em mong muốn sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng để có thể xây nên những ngôi nhà đẹp cho mọi người, nhất là cho ba, mẹ em", em Võ Thanh Phong chia sẻ.

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 10

Trải qua hơn 20 năm làm các công tác thiện nguyện, cô Dương Thị Kim Dung sở hữu một gia tài đồ sộ các bức ảnh mà cô và nhóm thiện nguyện đã đi tới và giúp đỡ.

Bên cạnh đó, không chỉ nuôi sinh viên Việt, tại nhà của cô Dung còn đang nuôi 2 sinh viên người Lào theo chương trình "Sinh viên Lào với gia đình Việt". Theo kế hoạch ban đầu, gia đình của người phụ nữ 66 tuổi này chỉ nuôi 3 tháng, nhưng vì càng ở càng gắn kết như người trong nhà nên cô Dung tình nguyện nuôi đến hết 6 năm đại học.

Em Phrathepsouvanh Thipphakone (sinh năm 1998) tâm sự: "Em là người Lào, hiện đang học tại trường Y Phạm Ngọc Thạch, ở với cô Dung, em cảm thấy cô là người rất thân thiện, dịu dàng hay chỉ cho em nhiều điều mà em còn chưa biết về văn hóa của người Việt Nam. Cô Dung như là người mẹ thứ 2 của em và nơi này như là nhà của em vậy".

Bà chủ quán cơm Sài Gòn cho sinh viên nghèo ăn, ở miễn phí - 11

Quán cơm gia đình của cô Dung nhận được sự quan tâm của khá nhiều thực khách trong khu vực và các quận lân cận.

Cô Dung mong muốn có được cái sức khỏe để tham gia các hoạt động giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời mong muốn, tình yêu thương, góp sức chung tay vì cộng đồng của bản thân cô sẽ được lan tỏa sang nhiều cá nhân khác để những người khó khăn có thể nhận được sự giúp đỡ của nhiều người hơn nữa.