75 tuổi mới được coi là người già ở Nhật Bản

Các nhóm chuyên gia y tế chuyên nghiên cứu về người cao tuổi Nhật Bản cho rằng: 75 tuổi trở lên mới đuợc coi là người cao tuổi.


Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty)

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty)

Hiện nay ở Nhật Bản, 60 là tuổi về hưu , tuy nhiên đến tận 65 tuổi, nguời dân Nhật Bản mới đuợc nhận lương hưu. Như vậy 60, 65 hay bao nhiêu tuổi mới đuợc coi là nguời cao tuổi? Các nhà nghiên cứu thuộc Hội lão khoa Nhật Bản đã có câu trả lời.

Các nhóm chuyên gia y tế chuyên nghiên cứu về người cao tuổi Nhật Bản cho rằng: 75 tuổi trở lên mới đuợc coi là người cao tuổi, nhiều hơn 10 tuổi so với mức 65 tuổi mà nhiều người vẫn nghĩ hiện nay.

Theo Hội lão khoa Nhật Bản, một người được coi là già khi họ ở trong độ tuổi từ 75 đến 89. Còn những người từ 90 tuổi trở lên gọi là "siêu già". Nhờ chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh tốt hơn, người cao tuổi ngày nay mạnh khỏe hơn thế hệ trước. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng việc gắn cho họ cái mác "về hưu" là một sự lãng phí.

Theo một cuộc khảo sát của Chính phủ Nhật Bản đối với khoảng 4.000 người từ 60 tuổi trở lên, có tới hơn một nửa những nguời đuợc hỏi không coi mình là người cao tuổi. Họ cho rằng cái mác người cao tuổi nên gắn cho họ khi họ trên 70 tuổi.

Việc định nghĩa người cao tuổi đuợc xem là có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lực lượng lao động, và những ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc nâng độ tuổi của người già có thể tăng số lượng lao động tiềm năng tại Nhật Bản lên hơn 10 triệu người.

Từ năm 2015, Chính phủ Nhật Bản cũng dự định tăng tuổi nghỉ hưu lên 70 tuổi. Hiện đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu này vẫn đang đuợc xem xét để thông qua.

Theo VTV.VN